NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI XOANG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG SAU XẠ TRỊ

Trần Phú Khoa 1,, Phạm Huy Tần 2, Nguyễn Quang Trung 2
1 Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sau xạ trị. Phương pháp: nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh. Kết quả: Trong 50 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được xạ trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương tham gia vào nghiên cứu có 64% nam, 36% nữ, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 46,7 ± 13,6 tuổi. Sau xạ trị, có 48% bệnh nhân mắc viêm mũi xoang tiến triển. Trong số bệnh nhân mắc viêm mũi xoang trước xạ trị, có 57,7% nặng lên sau xạ trị. Các triệu chứng cơ năng gồm chảy mũi (80,0%), ngạt, tắc mũi (78,0%), rối loạn khứu giác (22,0%), đau nhức sọ mặt (14,0%). Triệu chứng thực thể bao gồm: sưng nề vùng mặt (6,0%), điểm đau hố nanh (10,0%), điểm đau Grunwald (2,0%), điểm đau Ewing (2,0%). Trong số 29 mẫu dịch (mủ) mũi xoang nuôi cấy định danh vi khuẩn, chỉ có 2 mẫu âm tính, chiếm 6,9%. Trong số 27 mẫu dương tính, vi khuẩn Staphylococcus aureus được tìm thấy nhiều nhất, chiếm 44,8%. Kết luận: Tỉ lệ viêm mũi xoang ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sau xạ trị cao, nên có các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Vinh. Kết quả xạ trị điều biến liều kết hợp hóa trị đồng thời ung thư vòm họng giai đoạn III-IVA tại bệnh viện ung bướu Nghệ An: Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội; 2021.
2. Tsai WL, Huang TL, Liao KC, et al. Impact of late toxicities on quality of life for survivors of nasopharyngeal carcinoma. BMC Cancer. 2014.
3. Pei-Wen W, Chien-Chia H, et al. Post-Irradiation Sinus Mucosa Disease in Nasopharyngeal Carcinoma Patients Treated with Intensity-Modulated Proton Therapy. Cancers (Basel). 2022;14(1):225.
4. Chiang CJ., Lo WC., Yang YW., You SL., Chen CJ., Lai M.S. Incidence and survival of adult cancer patients in Taiwan, 2002–2012. J Formos Med Assoc. 2016;115:1076–1088.
5. Huang CJ, Huang MY, et al. Post-radiation sinusitis is associated with recurrence in nasopharyngeal carcinoma patients treated with intensity-modulated radiation therapy. Radiat Oncol. 2019;14:61.
6. Su YX, Liu LP, Li L, et al. Factors influencing the incidence of sinusitis in nasopharyngeal carcinoma patients after intensity-modulated radiation therapy. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2014;271:3195–3201.
7. Nguyễn Thái Dương, Lê Phi Nhạn, Dương Hữu Nghị, Châu Chiêu Hò. Xác định đặc điểm lâm sàng, cậnlâm sàng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính có quá phát mỏm móc được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2018-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;514(2):126-130.
8. Phạm Trần Anh, Phạm Thị Bích Đào. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học của viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Tạp chí Y học Dự phòng. 2016;5(178).