ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Bồ Văn Lâm 1,, Nguyễn Đình Thắng 2, Nguyễn Đạo Thuấn 3
1 Sở Y Tế Tỉnh Bình Dương
2 ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
3 ĐHYD TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiện vẫn đang là vấn đề được quan tâm của ngành y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Các kháng sinh cuối cùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhóm carbapenem có tỉ lệ đề kháng tăng dần, dẫn tới khó khăn trong điều trị và tăng tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn đa kháng thuốc gây ra. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn đa kháng thuốc. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp ở tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu có đề kháng trên ba nhóm kháng sinh được điều trị tại khoa Tiết Niệu bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2021. Kết quả: Có 189 bệnh nhân thỏa điều kiện nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ điều trị thành công là 95,8%. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ thì tỉ lệ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp là 32,3%. Số bệnh nhân có chỉ định can thiệp ngoại khoa là 125, đối với các bệnh nhân vi khuẩn kháng thuốc diện rộng và toàn kháng thuốc thì có 12 bệnh nhân can thiệp ngoại khoa trong đó đa số là có liên quan đến ống thông. Kết luận: Bệnh viện không nên chủ quan và cần phải điều chỉnh kháng sinh theo kinh nghiệm cho phù hợp với tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gokce I, Alpay H, et al (2017). Changes in bacterial resistance patterns of pediatric urinary tract infections and rationale for empirical antibiotic therapy. Balkan Med J, 34(5): 432–435.
2. Vera-Leiva AB-LC, Carrasco-Anabalón SLC, Aguayo-Reyes A, Domínguez M, et al (2017). KPC: Klebsiella pneumoniae carbapenemase, main carbapenemase in Enterobacteriaceae. Rev Chilena Infectol, 34(5):476-484.
3. Zilberberg MD, Nathanson BH, Sulham K, Fan W, et al (2017). Carbapenem resistance, inappropriate empiric treatment and outcomes among patients hospitalized with Enterobacteriaceae urinary tract infection, pneumonia and sepsis. BMC Infect Dis, 17(1):279
4. Jean SS, Hsueh PR (2017). Distribution of ESBLs, AmpC β-lactamases and carbapenemases among Enterobacteriaceae isolates causing intra-abdominal and urinary tract infections in the Asia-Pacific region during 2008-14: results from the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART). J Antimicrob Chemother, 72(1):166-171.
5. Nguyễn Thế Hưng (2016). Đánh giá chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Kim Hùng (2018). Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại phòng khám Ngoại Tiết Niệu Bệnh Viện Chợ Rẫy. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
7. Trần Hữu Toàn (2020). Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bế tắc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú.
8. Trịnh Đăng Khoa (2017). Đánh giá chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
9. Trần Lê Duy Anh (2015). Kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL và hiệu quả kháng sinh liệu pháp tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.