ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN TỈNH ATTAPEU, LÀO NĂM 2020

Phạm Quốc Hùng1,, Đào Quang Vinh 1, Nguyễn Lương Long 1
1 Đại học Trưng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá động lực làm việc của điều dưỡng tại bệnh viện tỉnh Attapeu, Lào năm 2020. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên toàn bộ 151 điều dưỡng của bệnh viện; sử dụng bộ công cụ đã được phát triển từ trước để thu thập thông tin liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có động lực làm việc chỉ 59,6%; tỷ lệ có động lực làm việc theo các yếu tố mức trung bình, cụ thể: Bản chất công việc: 80,1%; Trách nhiệm với công việc: 93,38%; Sự thừa nhận thành tích: 54,9%; Cơ hội phát triển: 47,0%; Sự thành đạt: 62,9%. Các mục đánh giá ngoại động lực rất thấp, cụ thể: Điều kiện làm việc: 54,9%; Quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp: 37,7%; Chính sách và chế độ quản trị: 58,2%; Quản lý và giám sát: 21,8%; thấp nhất mục Tiền lương và phụ cấp: 17,2%. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy các yếu tố như tuổi, thời gian làm việc, vị trí làm việc, khoa phòng làm việc và các yếu tố ngoại động lực đều có liên quan có ý nghĩa thống kê tới động lực chung của điều dưỡng. Kết luận: cần có những chính sách cải thiện điều kiện, thúc đẩy động lực làm việc của điều dưỡng qua việc tập trung thay đổi các khó khăn mà điều dưỡng đang gặp phải.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rigoli F và Dussault G (2003). The interface between health sector reform and human resources in health. Hum Resour Health, 1(1), 9.
2. World Health Organization (2006). Working together for health: the World Health Report 2006. Geneva: World Health Organization.
3. Global Health Workforce Alliance World Health Organization (2014). Health workforce 2030: a global strategy on human resources for health. Geneva: Global Health Workforce Alliance World Health Organization.
4. World Health Organization (2013). Human resources for health country profiles Lao People’s Democratic Republic. Geneva: World Health Organization.
5. Dieleman M, Gerretsen B, và van der Wilt GJ (2009). Human resource management interventions to improve health workers’ performance in low and middle income countries: a realist review. Health Res Policy Syst, 7, 7.
6. Fritzen SA (2007). Strategic management of the health workforce in developing countries: what have we learned?. Hum Resour Health, 5, 4.
7. Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Việt Triều, và Bùi Thị Mỹ Anh (2017). Động lực làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, Minh Hải, Cà Mau năm 2015 và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Học Dự Phòng, 27(13), 146.
8. Ratanawongsa N, Howell EE, và Wright SM (2006). What motivates physicians throughout their careers in medicine?. Compr Ther, 32(4), 210–7.