TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO MẮC MỚI TRONG 3 NĂM 2018-2020 TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Nguyễn Hữu Thành 1, Trần Ngọc Dung 2,, Phạm Thị Tâm 2, Lê Thi Kim Thư 1, Đinh Minh Lộc1, Trịnh Thị Hồng Của2, Đinh Thị Hương Trúc2
1 Bệnh viện Phổi Đồng Tháp
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo báo cáo của WHO năm 2017, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số bệnh lao cao nhất toàn cầu [1], Theo báo cáo tổng kết chương trình chống lao tỉnh Đồng Tháp năm 2019, Đồng Tháp là tỉnh có tỷ lệ mắc lao mới khá cao, trong đứng thứ 7 trên cả nước và thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh An Giang) [2]. Mục tiêu nghên cứu: 1) Xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ lao mắc mới ở người dân từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm, từ năm 2018 - 2020. 2) Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân lao mắc mới trong 3 năm từ 2018 – 2020 tại tỉnh Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích trên toàn bộ người dân từ 15 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định là lao mắc mới có bằng chứng vi khuẩn học, dựa vào dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh phim Xquang và soi tươi đàm dương tính, theo hương dẫn của Bộ Y Tế năm 2018 và chưa được điều trị với bất kì thuốc chống lao nào. Kết quả nghiên cứu: Từ năm 2018 đến 2020, tỷ lệ mắc lao các thể chung của tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm là 147/100.000 dân, tỷ lệ mắc lao của người >15 tuổi là 179/100.000 dân, tỷ lệ lao mắc mới các thể là 136/100.000 dân, tỷ lệ bệnh nhân lao mắc mới AFB (+) là 89/100.00 dân. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,3±16,3, số bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm cao nhất (24,4%). Tỷ số bệnh nhân nam/nữ là 3,4, Đa số bệnh nhân có học vấn cấp 1 và mù chữ (47%), là nông dân (60,4%), sống ở nông thôn  (82,9%) và thuộc diện không nghèo (76%). Khu vực 1 (vùng ven biên giới Campuchia) có tỷ lệ lao mắc mới /100.000 dân cao nhất (142/100.000 dân). Tỷ lệ bệnh nhân lao mới nghiện rượu là 12,9%, trong đó nghiện rượu mạn tính là 1,7%; nghiện thuốc lá 36,8%, trong đó, nghiện thuốc lá nặng là 14,9%. Đa số bệnh nhân mắc lao mới có thể trạng gầy (BMI <18) chiếm 41,3%; có ít nhất một bệnh mắc kèm (59,1%), trong các bệnh mắc kèm, tỷ lệ viêm dạ dày là 28,4%, bệnh tim mạch 28,2%, đái tháo đường 17,1%,... Kết quả điều trị bệnh nhân lao mắc mới trong 3 năm ghi nhận: tỉ lệ điều trị thành cộng (gồm khỏi và hoàn thành điều trị) là 94,2% và điều trị không thành công (5,8%), trong đó, tỉ lệ tử vong là 3,1%. Kết luận: tỷ lệ lao mắc mới AFB (+) tỉnh Đồng Tháp còn khá cao. Đa số bệnh nhân thuộc diện không nghèo, sống ở khu vực 1 (vùng ven biên giới), vùng nông thôn là chủ yếu, là nông dân, có nhiều bệnh mắc kèm. tỉ lệ điều trị lao mới thành cộng khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chương trình chống lao quốc gia, (2018), Báo cáo tổng kết Hoạt động CTCL năm 2018, pp. 6.
2. Chương trình chống lao quốc gia, (2019), Báo cáo tổng kết Hoạt động CTCLQG năm 2019, pp 6-10
3. Candice K Kwan, Joel D Ernst, (2011), "HIV and tuberculosis: a deadly human syndemic", Clinical microbiology reviews, 24 (2), pp. 351-376.
4. Chi C. Leung, Tai H. Lam, et al, (2007), "Lower risk of tuberculosis in obesity", JAMA Internal Medicine, 167 (12), pp. 1297-1304.
5. Ezra ShimelesID F E, Abraham Aseffa, Melaku TilahunID,, Alemayehu Mekonen G W, Tsegaye Hailu,, (2019), "Risk factors for tuberculosis: A case–control study in Addis Ababa, Ethiopia", Plos one, 14 (4), pp. 1,5.
6. Hai Viet NguyenID E W T, Hoa Binh Nguyen, Frank G. J. Cobelens,, Alyssa Finlay P G, Cu Huy DaoID, Veriko MirtskhulavaID, Hung, Van Nguyen H T T P, Ngoc T. T. Khieu, Petra de Haas, Nam Hoang Do,, Phan Do Nguyen C V C, Nhung Viet Nguyen,, (2020), "The second national tuberculosis prevalence survey in Vietnam", Plos one, 15 (4), pp. 6.
7. Mahteme Haile Workneh G A B, Solomon Abebe Yimer,, (2017), "Prevalence and associated factors of tuberculosis and diabetes mellitus comorbidity: A systematic review", Plos One, 12 (4), pp. 1-25.
8. Olivia Oxlade M M, (2012), "Tuberculosis and Poverty: Why Are the Poor at Greater Risk in India?", Plos one, 7 (11), pp. 3.
9. Padmanesan Narasimhan J W, Chandini Raina MacIntyre, Dilip Mathai, , (2013), "Risk Factors for Tuberculosis", Pulmonary Medicine, pp. 1-11.
10. WHO, (2020), Global tuberculosis report, pp. 74.