KHẢO SÁT TỈ LỆ MÁU TỤ XUẤT HIỆN MỚI SAU PHẪU THUẬT MỞ SỌ GIẢI ÁP DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Võ Thành Toàn 1, Lê Bá Tùng 1,
1 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ máu tụ xuất hiện mới sau phẫu thuật mở sọ giải áp ở bệnh nhân chấn thương sọ não, xác định các yếu tố nguy cơ gây nên máu tụ xuất hiện mới sau phẫu thuật mở sọ giải áp ở bệnh nhân chấn thương sọ não.. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang tất cả các BN được chẩn đoán là có máu tụ dưới màng cứng cấp tính hay dập não xuất huyết hoặc cả hai có chỉ định phẫu thuật MSGA từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2020 tại BV Thống Nhất. Kết quả: chúng tôi thu thập được 172 hồ sơ thỏa mãn các điều kiện đã nêu và thu được các kết quả như sau: tỉ lệ xuất hiện máu tụ mới sau phẫu thuật MSGA một bên ở BN CTSN là 50,58%. Tỉ lệ này xảy ra chỉ với bên tổn thương, không thấy sự tiến triển của bên còn lại. Với một lượng máu tụ và dập não trước mổ có thể giúp chúng ta dự đoán được lượng máu tụ và dập phù não sau mổ. Đồng thời, với sự xuất hiện của XHNT và các bể nền bị chèn ép thì khả năng đó càng xảy ra nhiều hơn. Kết luận: Phẫu thuật MSGA giúp cứu sống nhiều tình trạng nặng khi bệnh nhân gặp tai nạn, tuy nhiên việc đánh giá mức độ hiệu quả còn phụ thuộc lâm sàng, hình ảnh học và các yếu tố nguy cơ để đưa ra thời điểm khi nào nên phẫu thuật để đạt được kết quả thuận lợi nhất không chỉ trong thời gian chu phẫu mà còn mức độ quay lại đời sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brown F. D., Mullan S., Duda E. E. (1978), "Delayed traumatic intracerebral hematomas: report of three cases", Journal of neurosurgery, 48 (6), pp. 1019-1022.
2. Chang E. F., Meeker M., Holland M. C. (2006), "Acute traumatic intraparenchymal hemorrhage: risk factors for progression in the early post-injury period", Neurosurgery, 58 (4), pp. 647-656.
3. Flint A. C., et al (2008), "Post-operative expansion of hemorrhagic contusions after unilateral decompressive hemicraniectomy in severe traumatic brain injury", Journal of neurotrauma, 25 (5), pp. 503-512.
4. Gudeman S. K., et al (1979), "The genesis and significance of delayed traumatic intracerebral hematoma", Neurosurgery, 5 (3), pp. 309-313.
5. Kurland D. B., et al (2015), "Complications associated with decompressive craniectomy: a systematic review", Neurocritical care, 23 (2), pp. 292-304.
6. Nasi D., et al (2018), "New or Blossoming Hemorrhagic Contusions After Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury: Analysis of Risk Factors", Frontiers in neurology, 9.
7. Oertel M., et al (2002), "Progressive hemorrhage after head trauma: predictors and consequences of the evolving injury", Journal of neurosurgery, 96 (1), pp. 109-116.
8. Smith J. S., et al (2007), "The role of early follow-up computed tomography imaging in the management of traumatic brain injury patients with intracranial hemorrhage", Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 63 (1), pp. 75-82.
9. Steyerberg E. W., et al (2008), "Predicting outcome after traumatic brain injury: development and international validation of prognostic scores based on admission characteristics", PLoS medicine, 5 (8), pp. e165.