CHỌN LỰA PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI HUYẾT ĐỘNG THÍCH HỢP CHO NGƯỜI BỆNH SỐC TUẦN HOÀN

Phan Tôn Ngọc Vũ1,, Nguyễn Đức Nam 1, Lê Tấn Nguyên Phúc 1, Lê Hồng Chính 1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Những người bệnh nặng thường có huyết động không ổn định do giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn chức năng tim hoặc thay đổi trương lực mạch máu, gây rối loạn chức năng cơ quan, diễn tiến đến suy đa cơ quan, cuối cùng là tử vong. Theo dõi huyết động thích hợp giúp hướng dẫn điều trị, góp phần ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng suy cơ quan, cải thiện kết quả điều trị người bệnh. Vài thập niên qua, kỹ thuật theo dõi huyết động đã phát triển theo hướng từ xâm lấn đến ít xâm lấn và đo liên tục theo thời gian thực. Ngày nay, siêu âm tim là phương tiện đầu tay trong đánh giá huyết động ở người bệnh sốc và nên thực hiện sớm để đánh giá cấu trúc và chức năng tim mạch. Đo cung lượng tim và theo dõi huyết động nâng cao được khuyến cáo ở người bệnh sốc không đáp ứng với điều trị ban đầu và/hoặc người bệnh có bệnh cảnh phức tạp. Catheter động mạch phổi được chỉ định ở người bệnh sốc kém đáp ứng điều trị do rối loạn chức năng thất phải. Kỹ thuật pha loãng nhiệt được khuyến cáo cho người bệnh sốc nặng và có hội chứng suy hô hấp cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huygh J, Peeters Y, Bernards J, Malbrain MLNG. Hemodynamic monitoring in the critically ill: an overview of current cardiac output monitoring methods. F1000Res. 2016;5:F1000 Faculty Rev-2855. doi:10.12688/ f1000research.8991.1
2. Arya VK, Al-Moustadi W, Dutta V. Cardiac output monitoring – invasive and noninvasive. Current Opinion in Critical Care. 2022;28(3):340. doi:10.1097/MCC.0000000000000937
3. Jozwiak M, Monnet X, Teboul JL. Less or more hemodynamic monitoring in critically ill patients. Current Opinion in Critical Care. 2018;24(4):309-315. doi:10.1097/MCC.0000000000000516
4. Monnet X, Marik PE, Teboul JL. Prediction of fluid responsiveness: an update. Ann Intensive Care. 2016;6(1):111. doi:10.1186/s13613-016-0216-7
5. Desai N, Garry D. Assessing dynamic fluid-responsiveness using transthoracic echocardiography in intensive care. BJA Educ. 2018;18(7):218-226. doi:10.1016/ j.bjae.2018.03.005
6. Vieillard-Baron A, Millington SJ, Sanfilippo F, et al. A decade of progress in critical care echocardiography: a narrative review. Intensive Care Med. 2019;45(6):770-788. doi:10.1007/s00134-019-05604-2
7. De Backer D, Cecconi M, Chew MS, et al. A plea for personalization of the hemodynamic management of septic shock. Crit Care. 2022;26(1):372. doi:10.1186/s13054-022-04255-y
8. Monnet X, Shi R, Teboul JL. Prediction of fluid responsiveness. What’s new? Ann Intensive Care. 2022;12(1):46. doi:10.1186/s13613-022-01022-8