KẾT CỤC THAI KÌ Ở SẢN PHỤ MẮC NHAU TIỀN ĐẠO NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG NĂM 2021- 2022

Lâm Đức Tâm 1,, Ngô Thùy Hương 2, Ngô Thùy Hương 2, Phạm Đắc Lộc 1
1 Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản Nhi An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhau tiền đạo là một vấn đề lớn mà các nhà sản khoa phải đối mặt, tăng nguy cơ truyền máu, tổn thương cơ quan lân cận, Tỉ lệ cắt tử cung vì băng huyết sau sinh cao, dẫn đến tử suất mẹ cao, nhiều trường hợp phải nhập viện truyền máu do ra huyết âm đạo kéo dài, tăng nguy cơ tử vong chu sinh của bé cũng tăng cao do tăng Tỉ lệ sinh non, thai kém phát triển, suy thai… nên bệnh lý này đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả xử trí sản phụ mắc nhau tiền đạo nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 2021-2022 ghi nhận có 44 trường hợp sản phụ mắc nhau tiền đạo. Kết quả: Tỉ lệ mổ lấy thai là 95,5%; có 2 trường hợp nhau tiền đạo sinh thường chiếm 4,5%. Tỉ lệ sản phụ bị nhau tiền đạo mổ chủ động chiếm 23,8% và mổ cấp cứu chiếm 76,2%. Lí do mổ lấy thai cấp cứu vì ra máu âm đạo chiếm 90,6%. Phương pháp thường dùng để cầm máu trong mổ lấy thai là bóng chèn chiếm 71,4%. Biến chứng của mẹ gồm: 1/44 trường hợp mổ lại lần 2 chiếm Tỉ lệ 2,3%, và sốc giảm thể tích chiếm 2,3%, không có trường hợp tử vong. Tỉ lệ trẻ sơ sinh <2000 gram là 11,4%, có 34,1% trẻ phải gửi đơn nguyên sơ sinh, không có trẻ nào tử vong. Kết luận: Sản phụ mắc nhau tiền đạo làm tăng nguy cơ mổ lấy thai, cắt tử cung cho mẹ và đồng thời làm tăng khả năng sinh non, thai nhẹ cân trên trẻ sơ sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Hùng Vương (2018), Siêu âm sản khoa thực hành, Siêu âm nhau - ối- dây rốn, Nhà Xuất bản Y học, tr 40-69.
2. Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh (2020), “Nhau tiền đạo”, Bài giảng Sản khoa, Nhà Xuất bản Y học, tr 438-445.
3. Đoàn Tôn Lĩnh (2017), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả xử trí rau tiền đạo”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Ngọc Hoàng Mai (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rau tiền đạo tại Bệnh viện Sản- Nhi Phú Yên”, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Lâm Đức Tâm (2016), “Nghiên cứu Tỉ lệ nhau tiền đạo và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Thánh phố Cần Thơ”, Báo cáo hội nghị Phụ-Sản miền Trung- Tây Nguyên, lần thứ VII, tr 103-106.
6. Ashete Adere, Abay Mulu, Fikremelekot Temesgen (2019), Neonatal and Maternal Complications of Placenta Praevia and Its Risk Factors IN Anbessa Specialized and Gandhi Memorial Hospitals: Unmatched Case- Control Study, Journal Pragnancy.
7. Gibbins KJ, Einerson BD, Varner MW, Silver RM (2018), “Placenta previa and maternal hemorrhagic morbidity”, J Matern Fetal Neonatal Med, 31(4), pp 494-499.
8. Jansen C.H.J.K, Kastelein A.W, Emily Kleinrouweler C, Van Leeuwen L, De Jong K.H, Pajkrt E & Van Noorden C.J.F (2020), “Development of placental abnormalities in location and anatomy- a narrative review”, Acta Obstertricia et Gynecologica Scandinavica.
9. King Lj, Dhanya Mackeen A, Nordberg C, Paglia MJ (2020), “Maternal risk factors associated with persistent placenta previa.”, Placenta; 99:189.
10. Long SY, Yang Q, Chi R, et al (2021), “Maternal and Neonatal Outcomes Resulting from Antepartum Hemorrhage in Women with Placenta Previa and Its Associated Risk Factors: A Single-Center Retrospective Study”, Ther Clin Risk Manag; 17:31.