NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA NĂM 2022

Trịnh Thị Thúy1, Lê Kiến Ngãi 2, Ngô Thị Thu Hương 3,
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn sơ sinh là một bệnh lý hay gặp của trẻ sơ sinh, với biểu hiện tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 465 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa hồi sức tích cực sơ sinh và khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Thanh Hóa thời gian từ 1/1/2022 – 31/12/2022. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh của nhóm đủ tháng là 80,2%, nhóm thiếu tháng là 20,8%, không có sự khác biệt về giới. Có sự khác biệt giữa nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn là 74,2% cao hơn nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm 25,8%. Lý do vào viện chủ yếu là ho chiếm 34,2%, khó thở là 29,3%, sốt là 9,7%, bú kém là 7,1%. Bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh hay gặp nhất là viêm phổi 55,9%, nhiễm khuẩn huyết 16,1%, viêm ruột 10,1%, viêm mô mềm 5,6%, viêm màng não mủ 2.2%, nhiễm khuẩn tiết niệu1,1%, viêm rốn 0,9%. Bệnh viêm phổi và viêm mô mềm hay gặp ở nhóm trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh muộn. Có 23,9 % mẫu nuôi cấy dương tính, trong đó cấy máu dương tính 11,7%, cấy dịch tỵ hầu là 32,3%, dịch nội khí quản 11,4%, dịch não tủy là 22,2%. Vi khuẩn hay gặp gây bệnh cho trẻ sơ sinh là Hemophilus influenrae là 29,9%. Kết luận: Nhiễm khuẩn sơ sinh muộn hay gặp trong thời kỳ sơ sinh với bệnh lý viêm phổi chiếm tỷ lệ cao cùng vi khuẩn Hemophilus influenraegây bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yadav P, Yadav SK. Progress in Diagnosis and Treatment of Neonatal Sepsis: A Review Article. JNMA J Nepal Med Assoc. 2022;60(247):318-324. doi:10.31729/jnma.7324
2. Fleischmann C, Reichert F, Cassini A, et al. Global incidence and mortality of neonatal sepsis: a systematic review and meta-analysis. Arch Dis Child. 2021;106(8):745-752. doi:10.1136/ archdischild-2020-320217
3. Trần Diệu Linh. Một Số Nhận Xét về Tình Hình Nhiễm Khuẩn Sớm ở Trẻ Đủ Tháng Tại Trung Tâm Chăm Sóc và Điều Trị Sơ Sinh Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương. Tạp chí Phụ Sản Trung Ương; 2015; 13(2): 118 - 121
4. Ngô Thị Hiếu Minh. Mô Hình Nhiễm Khuẩn Sơ Sinh và Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Trong Điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Sơ Sinh Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương,. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
5. Huỳnh Thị Thanh Thúy. Nghiên Cứu Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Sơ Sinh Tại Bệnh Viện Nhi Quảng Nam. Nghiên cứu y khoa; Sở y tế Quảng Nam; 2015.
6. Sharma CM, Agrawal RP, Sharan H, Kumar B, Sharma D, Bhatia SS. “Neonatal Sepsis”: Bacteria & their Susceptibility Pattern towards Antibiotics in Neonatal Intensive Care Unit. J Clin Diagn Res. 2013;7(11):2511-2513. doi:10.7860/JCDR/2013/6796.3594
7. Đoàn Thị Thanh Bình. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện sản nhi Nghệ An. Tạp chí y học Việt Nam 2023; 527(1) :30-33.
8. Cailes B, Kortsalioudaki C, Buttery J, et al. Epidemiology of UK neonatal infections: the neonIN infection surveillance network. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2018;103(6):F547-F553. doi:10.1136/archdischild-2017-313203