ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Rina Ly1,, Nguyễn Văn Hùng 1,2, Trần Thị Huyền Trang1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 286 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thấp khớp học Mỹ (ACR) - 1991, điều trị nội trú và ngoại trú tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 99,0%, trong đó tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 36,7%, 28,7%, 33,6%. Trong các tiêu chí thành phần của hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF, triệu chứng đau, hạn chế hoạt động thể chất, hoạt động xã hội và sử dụng nhiều thuốc chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 100%, 99,3%, 96,2% và 90,3%. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên là 100%. Yếu tố tuổi, BMI, số vị trí khớp gối đau và nồng độ CRP huyết thanh có mối liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương. Kết luận: Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát khá cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi. BMI, nồng độ CRP huyết thanh tăng thì mức độ hội chứng dễ bị tổn thương càng nặng. Vì vậy cần sàng lọc thường quy hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Phượng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội (2015).
2. Trần Thị Quỳnh Trang, Đào Thu Hồng, Phạm Thị Nguyên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong thóa hóa khớp gối tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 515(Số đặc biệt), pp. 285-290.
3. Altman R. D. Classification of disease: osteoarthritis. Semin Arthritis Rheum, 1991; 20(6 Suppl 2), pp. 40-7.
4. Belo J. N., Berger M. Y., et al. The prognostic value of the clinical ACR classification criteria of knee osteoarthritis for persisting knee complaints and increase of disability in general practice. Osteoarthritis Cartilage, 2009;17(10), pp. 1288-92.
5. Castell M. V., van der Pas S., et al. Osteoarthritis and frailty in elderly individuals across six European countries: results from the European Project on OSteoArthritis (EPOSA). BMC Musculoskelet Disord, 2015;16, pp. 359.
6. Joo S., Lee J., et al. AB0866 The prevalence and clinical features of frailty syndrome in patients with symptomatic radiographic knee osteoarthritis and rheumatoid arthritis: a study of the korean national health and nutrition examination survey (knhanes). Annals of the Rheumatic Diseases. 2020;79, pp. 1739.1-1740.
7. Misra D., Felson D. T., et al. Knee osteoarthritis and frailty: findings from the Multicenter Osteoarthritis Study and Osteoarthritis Initiative. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2015;70(3), pp. 339-44.
8. Salaffi F., Di Carlo M., et al. The Comprehensive Rheumatologic Assessment of Frailty (CRAF): development and validation of a multidimensional frailty screening tool in patients with rheumatoid arthritis. Clin Exp Rheumatol. 2020;38(3), pp. 488-499.