NGUY CƠ TÉ NGÃ Ở CÁC BỆNH NHÂN PARKINSON NGOẠI TRÚ

Huỳnh Hoàng Anh 1,, Lê Văn Tuấn 2, Tô Trường Duy 2, Trịnh Thị Ngọc Lan 1, Bùi Thị Minh Phượng3
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguy cơ té ngã của bệnh nhân Parkinson ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 93 bệnh nhân Parkinson đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đánh giá dáng đi và thăng bằng dựa trên 2 thang điểm là Ba bước dự đoán (3SPT) và Tinetti sau đó phân loại nguy cơ té ngã theo từng thang điểm và các yếu tố liên quan với nguy cơ cao. Nghiên cứu được đo đạc và phân tích bằng phần mềm thống kê R. Kết quả nghiên cứu: tuổi trung bình là 63,37 ± 9,76 tuổi, tỉ số nam/nữ là 1/1,27, thời gian bệnh trung bình 5,0 ± 5,2 năm, giai đoạn Hoehn và Yahr trung bình của nhóm là 2,4 ± 7,4. Tỉ lệ BN có nguy cơ té ngã cao theo thang điểm 3SPT và Tinetti lần lượt chiếm 33% và 41%. Các yếu tố liên quan với nguy cơ té ngã cao theo cả 2 thang điểm Tinetti và 3SPT gồm có giai đoạn Hoehn và Yahr cao, thời gian bệnh kéo dài, cảm giác sợ té tăng. Kết luận: Tỉ lệ nguy cơ té ngã của các BN Parkinson được đánh giá bằng 2 thang điểm Tinetti hay Ba bước dự đoán là rất cao, với một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ nguy cơ cao gồm có giai đoạn HY, bệnh lâu, sợ té. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc hình thành chương trình khảo sát và dự phòng té ngã ở các BN Parkinson ngoại trú, đặc biệt khi BN mắc bệnh lâu, giai đoạn Hoehn và Yahr cao và có cảm giác sợ té.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Allen NE, Schwarzel AK, Canning CG. Recurrent falls in Parkinson's disease: a systematic review. Parkinson's disease. 2013; 2013:906274.
2. Cheng KY, Lin WC, Chang WN, et al. Factors associated with fall-related fractures in Parkinson's disease. Parkinsonism & related disorders. Jan 2014;20(1):88-92.
3. de Boer AG, Wijker W, Speelman JD, de Haes JC. Quality of life in patients with Parkinson's disease: development of a questionnaire. 1996;61(1):70-74.
4. Kegelmeyer DA, Kloos AD, Thomas KM, Kostyk SK. Reliability and Validity of the Tinetti Mobility Test for Individuals With Parkinson Disease. Physical therapy. 2007;87(10):1369-1378.
5. Paul SS, Canning CG, Sherrington C, Lord SR, Close JC, Fung VS. Three simple clinical tests to accurately predict falls in people with Parkinson's disease. Movement disorders : official journal of the Movement Disorder Society. May 2013;28(5):655-62. doi:10.1002/mds.25404
6. Contreras A, Grandas F. Risk of falls in Parkinson's disease: a cross-sectional study of 160 patients. Parkinson's disease. 2012;2012:362572.
7. Park J, Koh S-B, Kim HJ, et al. Validity and Reliability Study of the Korean Tinetti Mobility Test for Parkinson's Disease. J Mov Disord. 2018;11(1):24-29. doi:10.14802/jmd.17058
8. Nhữ Đình Sơn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của bệnh parkinson. Luận văn tiến sĩ Y học. Học viện Quân Y; 2003.
9. Balash Y, Peretz C, Leibovich G, Herman T, Hausdorff JM, Giladi N. Falls in outpatients with Parkinson's disease: frequency, impact and identifying factors. Journal of neurology. Nov 2005; 252(11):1310-5. doi:10.1007/s00415-005-0855-3
10. Gray P, Hildebrand K. Fall risk factors in Parkinson's disease. The Journal of neuroscience nursing : journal of the American Association of Neuroscience Nurses. Aug 2000;32(4):222-8. doi:10.1097/01376517-200008000-00006