KHẢO SÁT NGUY CƠ OSA Ở NGƯỜI BỆNH MỔ CHƯƠNG TRÌNH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Lê Thị Hồng Duyên 1, Nguyễn Hưng Hòa 2,
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Ngưng thở khi ngủ (OSA) là một rối loạn hô hấp khi ngủ ảnh hưởng 9 – 25% dân số trưởng thành. Trong gây mê và phẫu thuật, người bệnh có nguy cơ mắc OSA không được chẩn đoán có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ các biến chứng trong và sau phẫu thuật, tăng chi phí chăm sóc ở ICU và kéo dài thời gian nằm viện. Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ OSA ở người bệnh mổ chương trình tại bệnh viện Nhân Dân 115. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 89 người bệnh mổ chương trình tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh có nguy cơ OSA là 31,5%. Tuổi trung bình là 63,5 ± 13, chủ yếu là nam (75%). Tăng huyết áp (78,6%), đái tháo đường (42,9%) là hai bệnh lý nền thuờng gặp. Triệu chứng thường gặp là ngủ ngáy (96,4%). Bên cạnh đó, tỉ lệ đặt nội khí quản khó cao hơn (25%). Tỉ lệ mắc các biến chứng về hô hấp, tim mạch và chậm tỉnh mê sau mổ cũng tăng trong nhóm này đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, biến chứng giảm độ bão hoà oxy là biến chứng phổ biến nhất. Kết luận: Người bệnh có nguy cơ mắc OSA có xu hướng tăng tỉ lệ các biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, cần thiết sử dụng thang đo STOP-BANG để đánh giá nguy cơ mắc OSA trong quá trình khám tiền mê, đặc biệt trên người bệnh là nam giới, thừa cân, béo phì, cao tuổi, có các bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường đồng mắc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Corso, R. M., Petrini, F., Buccioli, M., Nanni, O., Carretta, E., Trolio, A., De Nuzzo, D., Pigna, A., Di Giacinto, I., Agnoletti, V., & Gambale, G. (2014). Clinical utility of preoperative screening with STOP-Bang questionnaire in elective surgery. Minerva Anestesiol, 80(8): 877-884.
2. Ngô Thế Hoàng, Phạm Thị Phương Oanh, Phạm Thị Pho Lia, Lê Đình Thanh,Nguyễn Đức Công (2015). Một số đặc điểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn tại khoa hô hấp bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học TP.Hồ chí minh, Phụ Bản Tập 19, Số 6: 277 – 281.
3. Nguyễn Hưng Hòa, Phan Hoàng Trọng, Nguyễn Văn Chinh (2014). Những điều cần lưu ý khi gây mê cho bệnh nhân ngủ ngáy. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 18, số 5: 20-25
4. Phillips, C. L., & O’Driscoll, D. M. (2013). Hypertension and obstructive sleep apnea. Nature and science of sleep: 43-52
5. Plunkett, A. R., Mclean, B. C., Brooks, D., Plunkett, M. T., & Mikita, J. A. (2011). Does difficult mask ventilation predict obstructive sleep apnea? A prospective pilot study to identify the prevalence of osa in patients with difficult mask ventilation under general anesthesia. Journal of Clinical Sleep Medicine
6. Sun, X., Yu, J., Luo, J., Xu, S., Yang, N., & Wang, Y. (2022). Meta-analysis of the association between obstructive sleep apnea and postoperative complications. Sleep Medicine, 91: 1-11.
7. Vasu TS, Doghramji K, Cavallazzi R, et al (2010). Obstructive Sleep Apnea Syndrome and Postoperative Complications: Clinical Use of the STOP-BANG Questionnaire. Arch Otolaryngol Head Neck Surg,136(10): 1020–1024
8. Vũ Bích Nga, Đào Thị Gấm, Lê Hoàn (2022). Xác định nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ bằng Bộ câu hỏi STOP – BANG trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (52): 67-71