NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM NỘI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Thúy Hằng1,, Phan Hữu Hên 1, Dương Xuân Chữ1, Trần Quốc Trường 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc kê đơn thuốc ở nhóm đối tượng người cao tuổi có thể là một thách thức vì những bệnh nhân cao tuổi thường mắc đa bệnh và do đó phải điều trị bằng nhiều loại thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm kê đơn thuốc ở bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú tại phòng khám nội Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu hồi cứu, trên đơn thuốc của bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú tại phòng khám nội Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Trong tổng số 360 đơn thuốc, đa phần bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với bệnh nhân nam tới 2/3 trong nghiên cứu. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là 65-74 tuổi chiếm 73,9%. Phần lớn nhóm bệnh nhân nữ mắc đa bệnh hơn so với nhóm bệnh nhân nam; Trong đó, bệnh nhân nữ thường mắc 6 bệnh, và bệnh nhân nam là từ 4-5 bệnh. Nhóm bệnh phổ biến nhất là hệ tuần hoàn (I00-I99) chiếm tới 90,8%, và bệnh lý suy tĩnh mạch mạn (ngoại biên) (I87.2) là 79,7%. Nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất là hệ tim mạch chiếm 83,1%. Kết luận: Đa phần bệnh nhân nữ có tỷ lệ mắc đa bệnh hơn so với bệnh nhân nam. Nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất trong nghiên cứu là nhóm thuốc hệ tim mạch

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy và cộng sự (2022). Khuyến cáo của phân Hội Tăng huyết áp - Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Hội Tim mạch Học Quốc Gia Việt Nam. Tr. 6.
2. Đỗ Thị Tố Quyên, Trần Mạnh Hùng (2021), “Khảo sát việc kê đơn và hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi thông qua công cụ STOPP/START tại trung tâm Y tế huyện Thời Bình, Cà Mau”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 254(4), pp. 168-177.
3. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Anh Thơ (2021), “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân ngoại trú cao tuổi bằng công cụ STOPP tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 504(2), pp. 192-198.
4. Trần Thiên Nguyệt Sang, Dương Xuân Chữ (2021), “Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc trên bệnh nhân cao tuổi thông qua công cụ STOPP/START tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021”, Tạp chí Y học Việt Nam, 521(2), pp. 261-266.
5. Panel, U. E., Fick, D. M., et al. (2019), “American Geriatrics Society 2019 updated AGS Beers Criteria for potentially inappropriate medication use in older adults”, J Am Geriatr Soc, 67(4), pp. 674-694.
6. Hill‐Taylor, B., Walsh, K. A., et al. (2016), “Effectiveness of the STOPP/START (Screening Tool of Older Persons' potentially inappropriate Prescriptions/Screening Tool to Alert doctors to the Right Treatment) criteria: systematic review and meta‐analysis of randomized controlled studies. Journal of clinical pharmacy and therapeutics”. 41(2), pp. 158-169.
7. Lavan, Amanda H., et al. (2016), “Methods to reduce prescribing errors in elderly patients with multimorbidity”, Clinical interventions in aging, pp. 857-866.
8. Lee SJ, Cho SW, Lee YJ, et al (2013), “Survey of potentially inappropriate prescription using STOPP/START criteria in Inha University Hospital”, Korean Journal of Family Medicine, 34(5), pp. 319.
9. Parodi Lopez N, Belfrage B, et al. (2023), “Revisiting the inter-rater reliability of drug treatment assessments according to the STOPP/START criteria, Br J Clin Pharmacol, 89(2), pp. 832-842.