CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI PHÁT MUỘN SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TẠI TIỀN GIANG

Văn Dũng Nguyễn 1,, Phi Phong Cao 2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nguy cơ tái phát muộn sau đột quỵ thiếu máu não cấp thì vẫn còn cao mặc dù đã có những cải thiện trong chiến lược phòng ngừa đột quỵ thứ phát. Việc xác định tỉ suất tái phát đột quỵ muộn và các yếu tố liên quan đến nguy cơ tái phát đột quỵ muộn vẫn còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm và các yếu tố liên quan độc lập đến tái phát muộn sau đột quỵ thiếu máu não cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ quan sát, tiền cứu. Sử dụng ước tính Kaplan-Meier và mô hình hồi quy Cox để xác định tỷ suất tái phát đột quỵ tích lũy và các yếu tố liên quan độc lập đến nguy cơ tái phát muộn sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Kết quả: Trong 2 năm, chúng tôi thu thập được 520 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp và theo dõi 1 năm. Tỷ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm là 21,2%. Các yếu tố liên quan độc lập với đột quỵ tái phát bao gồm trình độ học vấn, tiền sử đột quỵ/TIA, tiền sử nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, lấp mạch từ tim và dùng thuốc statin. Kết luận: Tỷ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm là 21,2%. Các yếu tố liên quan độc lập với đột quỵ tái phát là trình độ học vấn, tiền sử đột quỵ/TIA, tiền sử nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, lấp mạch từ tim và dùng thuốc statin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 M. Alter, S. M. Lai, G. Friday, et al.(1997), "Stroke recurrence in diabetics. Does control of blood glucose reduce risk?", Stroke. 28(6), pp. 1153-7.
2 M. Alter, E. Sobel, R. L. McCoy, et al.(1987), "Stroke in the Lehigh Valley: risk factors for recurrent stroke", Neurology. 37(3), pp. 503-7.
3 P. Laloux.(2013), "Risk and benefit of statins in stroke secondary prevention", Curr Vasc Pharmacol. 11(6), pp. 812-6.
4 M. Lee, J. L. Saver, Y. L. Wu, et al.(2017), "Utilization of Statins Beyond the Initial Period After Stroke and 1-Year Risk of Recurrent Stroke", J Am Heart Assoc. 6(8), pp.
5 S. Melkas, G. Sibolt, N. K. Oksala, et al.(2012),"Extensive white matter changes predict stroke recurrence up to 5 years after a first-ever ischemic stroke", Cerebrovasc Dis. 34(3), pp. 191-8.
6 K. M. Mohan, C. D. Wolfe, A. G. Rudd, et al.(2011),"Risk and cumulative risk of stroke recurrence: a systematic review and meta-analysis", Stroke. 42(5), pp. 1489-94.
7 S. Penado, M. Cano, O. Acha, et al.(2003),"Atrial fibrillation as a risk factor for stroke recurrence", Am J Med. 114(3), pp. 206-10.
8 G. Xu, X. Liu, W. Wu, et al.(2007),"Recurrence after ischemic stroke in chinese patients: impact of uncontrolled modifiable risk factors", Cerebrovasc Dis. 23(2-3), pp. 117-20.