ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN SỌ MỘT LỖ - BƠM RỬA DẪN LƯU KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Xuân Phương 1,, Trần Mạnh Cường 1
1 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sáng và biến chứng sau mổ của bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 44 bệnh nhân được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng mạn tính và được phẫu thuật bằng phương pháp khoan sọ một lỗ - bơm rửa dẫn lưu kín tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình 62,5. Tỷ lệ nam/nữ: 4,5/1. Triệu chứng lâm sàng: đau đầu 75%, liệt vận động 40,9%, động kinh 4,5% và ý thức lơ mơ 18,2%. Nguyên nhân máu tụ do chấn thương 63,6%. Hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính sọ não: giảm tỷ trọng gặp 63,6%, bề dày máu tụ trung bình 13,6 mm và đè đẩy đường giữa trung bình 9,2 mm. Biến chứng sau phẫu thuật: tràn khí nội sọ 81,8%, có 9,1% bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính tái phát. Kết luận: Phẫu thuật khoan sọ một lỗ dẫn lưu kín máu tụ DMC mạn tính mang hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Rút dẫn lưu máu tụ khoảng 72 giờ sẽ làm giảm nguy cơ tái phát sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karibe H., Kameyama M., Kawase M., Hirano T. (2011) Epidemiology of chronic subdural hematoma. No Shinkei Geka;39:1149 53.
2. Krupa M. (2009) Chronic subdural hematoma: A review of the literature. Part 1. Ann Acad Med Stetin; 55:47 52.
3. Mark S. G (2016) Handbook of Neurosurgery, Chronic subdural hematoma, pp 898-901.
4. Lollis S. S., Wolak M L., Mamourian A C. (2006) Imaging characteristics of the subdural evacuating port system, a new bedside therapy for subacute/ chronic subdural hematoma. AJNR Am J Neuroradiol;27:74 5
5. Ducruet AF, et al. (2012) The surgical management of chronic subdural hematoma. Neurosurg Rev 2012;35:155 69.
6. Ibrahim I., Maarrawi J., Jouanneau E., Guenot M., Mertens P., Sindou M. (2010) Evacuation of chronic subdural hematomas with the Twist Drill technique: Results of a randomized prospective study comparing 48 h and 96 h drainage duration. Neurochirurgie 56:23 7
7. Janowski M, Kunert P. (2012) Intravenous fluid administration may improve post operative course of patients with chronic subdural hematoma: A retrospective study. PLoS One; 7:e35634.
8. Sindou M, Ibrahim I, Maarrawi J. (2010) Chronic sub dural hematomas: Twist drill craniostomy with a closed system of drainage, for 48 hours only, is a valuable surgical treatment. Acta Neurochir (Wien) 2010;152:545 6.