MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU ĐỒI THỊ GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Trần Bảo Ngọc 1,, Võ Hồng Khôi 1,2,3, Phan Văn Toàn 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Dược ĐHQG Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não ở bệnh nhân chảy máu đồi thị giai đoạn cấp tại bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. Đối tượng nghiên cứu: 140 bệnh nhân được Chẩn đoán chảy máu não trên lâm sàng bằng tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới (1989) trong thời gian từ tháng 6 - 2022 đến tháng 6 - 2023 tại Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt bệnh. Kết quả: Vị trí chảy máu của đồi thị ở vùng sau bên chiếm tỷ lệ cao nhất (42,86%), tiếp đến là 20% bệnh nhân chảy máu lan tỏa. Vị trí trước, trong và lưng đồi thị chiếm tỷ lệ tương đương nhau, lần lượt là 12,14%, 10,71% và 14,20%. Mức độ chảy máu nhu mô ở nhóm đối tượng nghiên cứu, đa số <30ml (81,43%), chỉ 5% bệnh nhân có mức độ chảy máu nhu mô từ 60ml trở lên. 77,86% bệnh nhân có mức độ đè đẩy đường giữa độ I, mức độ đè đẩy đường giữa độ III chỉ chiếm 3,57%. có 52,14% bệnh nhân không có chảy máu não thất; chảy máu một, hai, ba và bốn não thất lần lượt là 10,71%, 13,57%,11,43% và 12,14%. Có 71,43% bệnh nhân có mức độ chảy máu não thất theo thang điểm Graeb từ 0-4 điểm, chỉ có 12/140 bệnh nhân có điểm Graeb từ 9-12. 52,14% bệnh nhân có mức độ ứ giãn não thất 0 điểm Diringer, 12,14% bệnh nhân điểm từ 7-18, chỉ có 5,71% bệnh nhân từ 19-24 điểm. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân chảy máu ở vùng sau bên đồi thị và đa số chảy máu < 30ml. Hầu hết các trường hợp chảy máu chỉ gây đè đẩy đường giữa mức độ I, với mức độ chảy máu não thất phần lớn là nhẹ. Trên 50% bệnh nhân không có ứ giãn não thất theo thang điểm Diringer.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mira Katan, Andreas Luft. Global burden of Stroke. Semin Neurol 2018; 38(02): 208-211.
2. Ravi Garg, Jose Biller. Recent advances in spontaneous intracerebral hemorrhage. PMC pubmed Central, 2019.
3. Taek Min Nam, Ji Hwan Jang, Seung Hwan Kim, Kyu Hong Kim, Young Zoon Kim. Comparative Analysis of the Patients with Spontaneous Thalamic Hemorrhage with Concurrent Intraventricular Hemorrhage and Those without Intraventricular Hemorrhage. J Korean Med Sci 2021; 36(1): e4.re.
4. Kumral E, Kocaer T, Ertübey N.Ö. Thalamic hemorrhage a prospective study of 100 patients. Stroke. 1995; 26 (6), pp. 964-970.
5. Đinh Thị Hải Hà. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính não và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất. Luận án tiến sĩ y học. Viên Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2017.
6. Stein M, Luecke M, Preuss M. Spontaneous intracerebral hemorrhage with ventricular extension and the grading of obstructive hydrocephalus: the prediction of outcome of a special life-threatening entity. Neurosurgery. 2010; 67 (5), pp. 1243-1252.