TÌNH HÌNH THOÁI HOÁ KHỚP GỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

Tăng Thị Hò1,, Huỳnh Thanh Hiền 2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối (THKG) là một trong những bệnh thoái hóa phổ biến nhất, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và đồng thời tạo thêm gánh nặng kinh tế cho xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến thoái hóa khớp gối (THKG) ở người bệnh cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau trong giai đoạn 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 người bệnh cao tuổi khám ngoại trú. Kết quả: Trong số 400 người cao tuổi đến khám ngoại trú, có 57,2% (n=229) người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, trong khi 42,8% (n=171) người không mắc bệnh này. Một số yếu tố liên quan đến thoái hóa khớp gối bao gồm: nhóm tuổi từ 70 tuổi trở lên (OR = 2,31, p < 0,001), nơi sinh sống ở nông thôn (OR = 1,58, p = 0,027), trình độ học vấn từ cấp I trở xuống (OR = 2,414, p < 0,001), lao động chân tay (OR = 1,733, p = 0,011) và chỉ số BMI ở mức thừa cân - béo phì (OR = 1,52, p = 0,042). Kết luận: Kết quả nghiên cứu ở bệnh viện ĐK Cà Mau cho thấy thoái hóa khớp gối là một bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ 52,7%. Cần tăng cường giáo dục cộng đồng về nguy cơ và triệu chứng của thoái hóa khớp gối, đặc biệt đối với nhóm tuổi từ 70 tuổi trở lên, những người sinh sống ở nông thôn, và có trình độ học vấn cấp I trở xuống. Giáo dục định kỳ trong cộng đồng có thể giúp tăng cảnh giác và phát hiện bệnh sớm hơn, đồng thời cung cấp kiến thức để ngăn ngừa và quản lý thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lý Lan Chi (2016), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 7.
2. Đinh Thị Diệu Hằng (2012), Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Thị Ái (2007), So sánh các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối, Tạp chí Y học lâm sàng, Số đặc san, tr. 74-78.
4. Hồng Nhung (2017), “Vấn đề già hóa dân sô ở các nước phát triển”, Tạp chí Mặt trận, http://tapchimattran.vn/the-gioi/van-de-gia-hoa-dan-so-o-cac-nuoc-phat-trien-10248.html, truy cập ngày 20/06/2023.
5. Nguyễn Văn Tuấn (2018), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đinh Thị Diệu Hằng (2013), Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự (2010), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, NXB Giáo dục Việt Nam. Trang 140 – 153.
8. Spannow A.H, M. Pfeiffer-Jensen, N. T. Andersen et al (2010), Ultrasonographic measurements of joint cartilage thickness in healthy children: age- and sex-related standard reference values, J Rheumatol, 37 (12), pp. 2595-2601.