ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI SUY TIM NẶNG DO TIM BẨM SINH CÓ TĂNG LƯU LƯỢNG MÁU LÊN PHỔI

Đoàn Thị Linh 1,, Đinh Dương Tùng Anh 1, Lê Hồng Quang 2, Lê Hồng Quang 2, Phạm Thị Ngọc Anh 2
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dich tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân suy tim nặng do tim bẩm sinh có tăng lưu lượng máu lên phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Trẻ được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh nhóm tăng lưu lượng máu lên phổi có suy tim nặng mức độ IV theo phân loại Ross vào điều trị tại đơn nguyên Hồi sức tim mạch- khoa Nội tim mạch-Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 07 năm 2022.  Kết quả: Tổng số có 42 bệnh nhân được nghiên cứu, tuổi trung bình là 5.49 ±4,6 tháng, cân nặng trung bình 8,32 ± 5,67 kg. Bệnh thường gặp nhất là thông liên thất (33,2%). Các bệnh lý kèm theo trong đợt suy hô hấp là viêm phổi (33%), tiêu chảy cấp chiếm 21,4%, nhiễm khuẩn tiết niệu 16,7%. tất cả các bệnh nhân đều được điều trị bằng thuốc; số bệnh  phẫu  thuật chiếm 35,7%. Có 7,14% bệnh nhân được can  thiệp. Các triệu chứng khó thở, nhịp tim nhanh và gan to và các biểu hiện Bóng tim to trên phim Xquang ngực, dày thất, EF giảm đều cải thiện sau điều trị (p< 0,01). Kết luận: Thông liên thất là tim bẩm sinh chiếm nhiều nhất trong nhóm tim bẩm sinh có tăng lưu lượng maú lên phổi, các bệnh lý kèm theo trong đợt suy hô hấp chủ yếu là viêm phổi, tiêu chảy cấp. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu hầu hết đều cải thiện sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Heidenreich PA, Bozkurt B, Aguilar D, Allen LA, Byun JJ, Colvin MM, et al. 2022 AHA/ACC/HFSA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2022;145(18):e895-e1032.
2. Nandi D, Rossano J.W. Epidemiology and cost of heart failure in children. Cardiol Young. 2015;25(8):1460–8.
3. Đặng Vạn Phước CNH, Trương Quang Bình,. Sinh lý bệnh của suy tim. Suy tim trong thực hành lâm sàng Nhà xuất bản Y học, Hà nội. 2014:15–29.
4. Ross RD. The Ross Classification for Heart Failure in Children After 25 Years: A Review and an Age-Stratified Revision. Pediatr Cardiol 2012;33:1295–300.
5. Liang Yy Md P, Ai S, Weng F, Feng H, Yang L, He Z, et al. Associations of Childhood Maltreatment and Genetic Risks With Incident Heart Failure in Later Life. J Am Heart Assoc. 2022;11(20):e026536.
6. Wright LK, Zmora R, Huang Y, Oster ME, McCracken C, Mahle WT, et al. Long-Term Risk of Heart Failure-Related Death and Heart Transplant After Congenital Heart Surgery in Childhood (from the Pediatric Cardiac Care Consortium). Am J Cardiol. 2022;167:111-7.
7. Anh Vinh Ngô, Hữu Hoà Phạm. Kết quả điều trị suy tim ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2022;512:184.
8. Pendergrast TR, Chapin CA, Kriegermeier AA, Pardo AC, Bass LM, Sanchez-Pinto LN. Heart rate variability is associated with encephalopathy and outcomes in pediatric acute liver failure. Pediatr Res. 2023;93(5):1348-53.
9. Isezuo KO, Sani UM, Waziri UM, Garba BI, Coker LK, Folorunsho A. Pattern and outcome of heart failure amongst children admitted in an emergency pediatric unit of a Tertiary Hospital in Sokoto State, North-Western Nigeria. Nigerian Journal of Basic and Clinical Sciences. 2022;19(2):126.