TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP VỀ TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU RĂNG

Đặng Minh Trang 1,, Nguyễn Thị Thu Phương 1, Quách Thị Thúy Lan1, ng Quốc Hoàn 1, Lê Phương Thanh 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới thiếu răng bẩm sinh qua tài liệu y văn trên toàn thế giới xuất bản từ năm 2012 đến 2022. Đối tượng và phương pháp: tổng quan hệ thống về thiếu răng và một số đặc điểm liên quan. Chiến lược tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu điện tử Pubmed, Cochrane, Web of Science (đến tháng 8/2023). Số lượng tìm kiếm được là 2892, Sau khi loại bỏ trùng lặp, xét tiêu đề và tóm tắt, 136 bài báo sau đó được đưa vào phân tích toàn văn và sau đó 41 bài báo được đưa lựa chọn vào nghiên cứu và được phân tích gộp. Kết quả: tỷ lệ thiếu răng bẩm sinh (hypodontia) là 6,7% (95%KTC: 6-8%). Tỷ lệ thiếu răng hiện mắc ở nam là 7,9% (95%KTC: 5,1 – 10,7) và ở nữ là 8,1% (95%KTC: 5,8 – 10,5). Tỷ lệ thiếu răng ở nữ cao hơn ở nam 1,11 lần, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thiếu răng hiện mắc ở bệnh nhân thiếu một răng là 4.8% (95%KTC: 0,4 – 9,3) và thiếu hai răng là 4.6% (95%KTC: 0,1 – 9,5). Tỷ lệ thiếu răng ở đối tượng bệnh nhân ngoại trú là 6,3% (95%KTC:4,2-9,3), bệnh nhân chỉnh nha là 7,5% (95%KTC: 6,0-9,0) và trẻ em là 6,1% (95%KTC:4,1-8,1). Kết luận: Tỷ lệ thiểu răng biến thiên giữa các nghiên cứu và đạt tỷ lệ chung là 6,7% (95%KTC: 6-8%). Ở nữ có tỷ lệ thiếu răng cao hơn ở nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dhanrajani P.J. (2002), "Hypodontia: etiology, clinical features, and management", Quintessence international. 33(4).
2. Higgins J.P. and Green S. (2008), "Cochrane handbook for systematic reviews of interventions".
3. Khalaf K., Miskelly J., Voge E., et al. (2014), "Prevalence of hypodontia and associated factors: a systematic review and meta-analysis", Journal of orthodontics. 41(4), pp. 299-316.
4. Page M.J., McKenzie J.E., Bossuyt P.M., et al. (2021), "The PRISMA 2020 statement: an updated guideline for reporting systematic reviews", International journal of surgery. 88, p. 105906.
5. Polder B.J., Van’t Hof M.A., Van der Linden F.P., et al. (2004), "A meta‐analysis of the prevalence of dental agenesis of permanent teeth", Community dentistry and oral epidemiology. 32(3), pp. 217-226.
6. Rakhshan V. (2015), "Congenitally missing teeth (hypodontia): A review of the literature concerning the etiology, prevalence, risk factors, patterns and treatment", Dental research journal. 12(1), p. 1.