NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁ THAI NỘI KHOA Ở THAI PHỤ VỊ THÀNH NIÊN

Nguyễn Xuân Mỹ 1,, Nguyễn Quốc Tuấn 1, Lưu Tuyết Minh 2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao nhất trong các nước Đông Nam Á [1]. Vì tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng, nên cần có một nghiên cứu về đặc điểm của trẻ vị thành niên cũng như hiệu quả và tác động của các phương pháp đình chỉ thai nghén ở lứa tuổi này. Mục tiêu: Xác định đặc điểm của thai phụ vị thành niên. Đánh giá kết quả điều trị của những trường hợp phá thai nội khoa ở thai phụ vị thành niên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Chọn mẫu ngẫu nhiên những trường hợp thai phụ vị thành niên đến khám và đề nghị chấm dứt thai kỳ từ 6/2020-6/2021 Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ vị thành niên là 16,7 +/- 1,05. Trình độ học vấn của thai phụ vị thành niên đều từ cấp 2 trở lên. Tỷ lệ thai phụ vị thành niên sống ở thành thị và nông thôn tương đương nhau (52% so với 48%). Đa số các thai phụ vị thành niên đang sống chung với cha mẹ (70%). Tỷ lệ thai phụ vị thành niên vị thành niên chưa có con cao (98%). Tuổi thai khi áp dụng phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thuốc chiếm tỷ lệ cao là 5-7 tuần (62%). Tỷ lệ thành công khi áp dụng phương pháp phá thai nội khoa ở thai phụ  vị thành niên cao (86%). Tuổi thai từ 5-7 tuần tỷ lệ thành công là khoảng  87%. Kết luận: Tỷ lệ thành công khi áp dụng phương pháp phá thai nội khoa ở thai phụ  vị thành niên cao (86%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Mang thai ở tuổi vị thành niên “Con số đáng báo động” https:// moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-
2. Huỳnh Thanh Hương (2005), Các yếu tố nguy cơ của phá thai to ở tuổi vị thành niên, Đại Học Y Dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thị Thanh Thoảng (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phá thai bằng thuốc trên thai kỳ đến 9 tuần tuổi ở phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. UNFPA (2017), Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam.
5. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2004), “Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai ở phụ nữ có thai lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Tế Công Cộng, 8(2).
6. American College of Obstetricians and Gynecologists (2017), “Counseling adolescents about contraception”, Obstet Gynecol, 2, 130, pp. 74–80.
7. Committee on Adolescence (2014), “Contraception for adolescents”, Pediatrics,134, pp.1244–1256.
8. Huong Nguyen (2017), Prevalence and Factors Associated with Teen Pregnancy in Vietnam: Results from Two National Surveys