KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

Nguyễn Hoàng Thanh 1,, Ngô Văn Toàn 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị một số bệnh lý khớp háng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu đánh giá trên 65 bệnh nhân với 80 khớp háng toàn phần không xi măng điều trị một số bệnh lý khớp háng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả được đánh giá thông qua thang điểm chức năng khớp háng Harris. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 52,7±11, tỉ lệ nam giới là 81,54%, nữ giới là 18,46%. Có 25 bệnh nhân thay khớp háng bên trái, 25 bệnh nhân thay bên phải và 15 bệnh nhân thay cả 2 bên. Thời gian phẫu thuật trung bình 82 ± 21,2 phút, ngày nằm viện trung bình 12,2 ± 2,9. Kết quả điểm chức năng khớp háng sau mổ: Harris trung bình là 93,34 ± 9,39, tỉ lệ rất tốt và tốt là 91,25%. Về tai biến phẫu thuật: Có 2 trường hợp tai biến vỡ calca toác dọc xuống mấu chuyển bé, có 2 trường hợp trật khớp háng sau mổ, 2 trường hợp nhiễm trùng nông và 1 trường hợp tụ máu vết mổ. Không có trường hợp nào phải thay lại khớp háng. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt với các bệnh lý về khớp háng ở những giai đoạn cuối của bệnh giúp cho bệnh nhân giảm đau và phục hồi lại chức năng của khớp háng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Xuân Thành, (2012), “Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng và thay đổi mật độ khoáng xương quanh khớp nhân tạo”. Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Mai Đắc Việt, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng. (2015). Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn IV,V,VI. Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần 14, trang 88-89.
3. Nguyễn Trung Tuyến. Nghiên Cứu Kết Quả Thay Khớp Háng Toàn Phần Do Dính Khớp Trên Bệnh Nhân Viêm Cột Sống Dính Khớp, Luận Văn Tiến Sĩ y Học. Trường Đại Học Y Hà Nội; 2020.
4. PeTrovic1 NM, Milovanovic DR (2014), Factors Associated with Severe Postoperative Pain in Patients with Total Hip Arthroplasty, Acta Orthop Traumatol Turc, Pp. 615 - 622.
5. Holm B,Thorborg K (2013), Surgery - Induced Changes and Early Recovery of Hip-Muscle Strength, Leg-Press Power, and Functional Performance after Fast-Track Total Hip Arthroplasty: A Prospective Cohort Study, PLOS One, Vol 8, Pp. 3 - 7.
6. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Ths, Ngoại khoa / Đào Văn Dương, Nguyễn Mạnh Khánh. – H. Trường Đại học Y Hà Nội, 2017. – 80.
7. Phan Bá Hải. Nghiên Cứu Kết Quả Thay Khớp Háng Toàn Phần trên bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, Luận Văn Tiến Sĩ y Học. Trường Đại Học Y Hà Nội; 2022.
8. Taheriazam A. Bilateral Total Hip Arthroplasty in Femoral Head Avascular Necrosis: Functional Outcomes and Complications.; 2016. doi:10. 26226/morressier.579b42c3d462b80290b4cb83
9. Reddy DrMRS, Ms DrS, Phad DrP. Study of clinical and functional outcome of total hip replacement in avascular necrosis of femoral head. Int J Orthop Sci. 2018;4(1d):252-258. doi: 10.22271/ortho.2018.v4.i1d.38
10. Pietrzak K, Piślewski Z, Strzyzewski W, Pucher A, Kaczmarek W. Radiographic evaluation of the results of total hip arthroplasty with the cementless Zweymüller endoprosthesis. Ortop Traumatol Rehabil. 2010;12(4):310-319.