THỰC TRẠNG SÂU RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN KHÁM TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2022 - 2023

Vũ Thanh Thương 1,, Trịnh Thị Thái Hà 2, Phạm Thị Tuyết Nga2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ sâu răng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân khám bệnh tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 387 bệnh nhân khám bệnh ngoại trú. Nhằm xác định các chỉ số về răng miệng: chỉ số sâu răng, mất răng, trám răng, chỉ số sâu mất trám răng (DFMT), tỷ lệ sâu răng. Sử dụng hồi quy logistic đa biên để xác định các yếu tố liên quan tới tỷ lệ sâu răng. Kết quả: Trong tổng số 387 người, giới tính nữ chiếm đa số, 61,0%. Có 54 người có bệnh nền là đái tháo đường chiếm tỷ lệ 14%. Nhóm tuổi từ 35 – 64 tuổi chiếm đa số, gần 50%. Tỷ lệ sâu răng chung ở đối tượng nghiên cứu là 65,1%, trong đó sâu răng cao ở độ tuổi 6-16 chiếm tỷ lệ 75%. Chỉ số DFMT trung bình là 3,2 điểm, trong đó nhóm tuổi trên 65 có DFMT cao nhất với trung bình là 6,7. Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ sâu răng bao gồm: đái tháo đường, không khám răng định kỳ, nhóm tuổi từ 35 – 64 tuổi. Cụ thể, những bệnh nhân đái tháo đường làm tăng khả năng sâu răng gấp 2,6 lần so với nhóm bệnh nhân không bị đái tháo đường. Kết luận: Thực trạng sức khỏe răng miệng trên bệnh nhân khám bệnh ngoại trú vẫn là một vấn đề lớn. Cần thêm nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ các yếu tố liên quan tới vấn đề sức khỏe răng miệng trên quần thể này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang Y, Xing L, Yu H, Zhao L. Prevalence of dental caries in children and adolescents with type 1 diabetes: a systematic review and meta-analysis. BMC oral health. 2019;19:1-9.
2. Abbass MM, AbuBakr N, Radwan IA, et al. The potential impact of age, gender, body mass index, socioeconomic status and dietary habits on the prevalence of dental caries among Egyptian adults: a cross-sectional study. F1000Research. 2019;8
3. Shiferaw A, Alem G, Tsehay M, Kibret GD. Dental caries and associated factors among diabetic and nondiabetic adult patients attending Bichena Primary Hospital’s Outpatient Department. Frontiers in Oral Health. 2022;3:938405.
4. Khahro M, Shaikh Q, Baloch M, Channa SA, Shah A. Frequency of dental caries among patients with type II diabetes mellitus. The Professional Medical Journal. 2019;26(06):865-869.
5. Costa SM, Vasconcelos M, Haddad JPA, Abreu MHN. The severity of dental caries in adults aged 35 to 44 years residing in the metropolitan area of a large city in Brazil: a cross-sectional study. BMC Oral Health. 2012;12:1-11.
6. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bình. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học; 2019.
7. Stennett M, Tsakos G. The impact of the COVID-19 pandemic on oral health inequalities and access to oral healthcare in England. British Dental Journal. 2022;232(2):109-114.
8. Matsuyama Y, Isumi A, Fujiwara T. Impacts of the COVID-19 pandemic exposure on child dental caries: difference-in-differences analysis. Caries Research. 2022;56(5-6):546-554.
9. Phạm Minh Khuê, Phạm Văn Trọng, Trần Thị Thúy Hà và cs. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của học sinh tại trường tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Hải Phòng năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(9):115-118.
10. Jiang R, Yu J, Islam R, Li X, Nie E. Dental Caries Prevention Knowledge, Attitudes, and Practice among Patients at a University Hospital in Guangzhou, China. Medicina. 2023;59(9):1559.