SO SÁNH MỨC ĐỘ ĐAU CỦA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TOÀN BỘ TIỀN MÊ SỬ DỤNG BƠM HƠI CO2 VÀ KHÔNG KHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Voeun Vichea1, Đào Việt Hằng1,2,3,, Đào Văn Long 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh mức độ đau giữa 2 nhóm nội soi đại tràng toàn bộ tiền mê sử dụng bơm hơi CO2 và không khí và đánh giá một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang thực hiện trên 336 bệnh nhân có chỉ định nội soi đại tràng tiền mê bằng Propofol trong giai đoạn từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023 tại Viện Nghiên cứu và đạo tạo tiêu hóa và gan mật. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm bơm hơi sử dụng CO2 hoặc không khí để nội soi. Tiêu chí đánh giá bao gồm thời gian soi, thời gian dây soi đến manh tràng, thời gian rút dây, điểm VAS sau 15 phút, 30 phút và 60 phút sau khi soi. Kết quả: Không có sự khác biệt giữa nhóm sử dụng CO2 trong nội soi và nhóm sử dụng không khí về thời gian nội soi, thời gian đưa dây soi đến manh tràng, thời gian rút dây. Trung vị điểm đau VAS của nhóm sử dụng CO2 đều thấp hơn nhóm sử dụng không khí tại các thời điểm 30 phút (0 so với 3,0) 60 phút (0 so với 3,0) với p<0,001. Ngoài yếu tố sử dụng CO2, không có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, thời gian soi, BMI, tổn thương và liều thuốc mê sử dụng với đau sau nội soi. Kết luận: Sử dụng khí CO2 trong nội soi đại tràng không làm kéo dài thời gian nội soi, thời gian đưa dây soi đến manh tràng và thời gian rút dây. Việc sử dụng CO2 làm giảm mức độ đau của bệnh nhân sau khi soi so với khi sử dụng không khí.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Szura, R. Pach, A. Matyja, and J. Kulig, “Carbon dioxide insufflation during screening unsedated colonoscopy: a randomised clinical trial,” Eur. J. Cancer Prev. Off. J. Eur. Cancer Prev. Organ. ECP, vol. 24, no. 1, pp. 37–43, Jan. 2015, doi: 10.1097/CEJ.0000000000000047.
2. M. Fernández-Calderón et al., “Carbon dioxide vs. air insufflation in ileo-colonoscopy and in gastroscopy plus ileo-colonoscopy: a comparative study,” Rev. Esp. Enferm. Dig., vol. 104, no. 5, pp. 237–241, May 2012, doi: 10.4321/s1130-01082012000500003.
3. R. E. Forster, “Physiological basis of gas exchange in the gut,” Ann. N. Y. Acad. Sci., vol. 150, no. 1, pp. 4–12, Feb. 1968, doi: 10.1111/j.1749-6632.1968.tb19024.x.
4. K. Sumanac et al., “Minimizing postcolonoscopy abdominal pain by using CO(2) insufflation: a prospective, randomized, double blind, controlled trial evaluating a new commercially available CO(2) delivery system,” Gastrointest. Endosc., vol. 56, no. 2, pp. 190–194, Aug. 2002, doi: 10.1016/s0016-5107(02)70176-4.
5. J. Church and C. Delaney, “Randomized, controlled trial of carbon dioxide insufflation during colonoscopy,” Dis. Colon Rectum, vol. 46, no. 3, pp. 322–326, Mar. 2003, doi: 10.1007/s10350-004-6549-6.
6. H. Yamano et al., “Carbon dioxide insufflation for colonoscopy: evaluation of gas volume, abdominal pain, examination time and transcutaneous partial CO2 pressure,” J. Gastroenterol., vol. 45, no. 12, pp. 1235–1240, Dec. 2010, doi: 10.1007/s00535-010-0286-5.
7. M. Bretthauer et al., “NORCCAP (Norwegian colorectal cancer prevention): a randomised trial to assess the safety and efficacy of carbon dioxide versus air insufflation in colonoscopy,” Gut, vol. 50, no. 5, pp. 604–607, May 2002.
8. F. Gündüz et al., “Effect of carbon dioxide versus room air insufflation on post-colonoscopic pain: A prospective, randomized, controlled study,” Turk. J. Gastroenterol., vol. 31, no. 10, pp. 676–680, Oct. 2020, doi: 10.5152/ tjg.2020.20596.