CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Thùy 1,2,3,, Phạm Mạnh Hùng 1,4, Nguyễn Văn Tuấn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
3 Bệnh viện tâm thần Thái Bình
4 Viện Tim mạch Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lo âu hay gặp ở người bệnh tăng huyết áp. Xác định các yếu tố liên quan rất hữu ích cho việc sàng lọc và quản lý sớm. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các yếu tố liên quan đến lo âu ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 203 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Tỷ lệ lo âu ở người bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu là 39,9%. Nhóm từ 40 tuổi trở xuống có nguy cơ lo âu cao gấp 9,68 lần nhóm trên 40 tuổi (p=0,017, 95%CI: 1,14-81,99). Giới nữ có khả năng bị lo âu cao gấp 2,13 so với giới nam (p=0,009, 95%CI: 1,20-3,77). Yếu tố thời gian phát hiện bệnh và thời gian điều trị bệnh tăng huyết áp cũng liên quan đến lo âu ở những người bệnh này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Người bệnh có kết quả điều trị không đạt huyết áp mục tiêu làm tăng nguy cơ lo âu cao gấp 2,54 lần so với những người bệnh có kết quả điều trị đạt huyết áp mục tiêu (p=0,004, 95%CI: 1,33-4,84). Không có mối liên quan giữa lo âu với nơi sinh sống, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, mức độ bệnh, số lần nhập viện trong một năm vì tăng huyết áp, số loại thuốc điều trị, tuân thủ điều trị, số lượng tổn thương cơ quan đích của bệnh tăng huyết áp (p>0,05). Kết luận: Lo âu phổ biến ở người bệnh tăng huyết áp, có liên quan với độ tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị bệnh và kết quả điều trị bệnh tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Muntner P, Whelton PK, He J. Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. Lancet (London, England). Jan 15-21 2005; 365 (9455): 217-23. doi:10.1016/s0140-6736 (05)17741-1
2. Turana Y, Tengkawan J, Chia YC, et al. Mental health problems and hypertension in the elderly: Review from the HOPE Asia Network. J Clin Hypertens (Greenwich). Mar 2021;23(3):504-512. doi:10.1111/jch.14121
3. Hamer M, Batty GD, Stamatakis E, Kivimaki M. The combined influence of hypertension and common mental disorder on all-cause and cardiovascular disease mortality. J Hypertens. Dec 2010;28(12):2401-6. doi:10.1097/HJH.0b013e32833e9d7c
4. Pogosova N, Boytsov S, De Bacquer D, et al. Factors Associated with Anxiety and Depressive Symptoms in 2775 Patients with Arterial Hypertension and Coronary Heart Disease: Results from the COMETA Multicenter Study. Global heart. 2021;16(1):73. doi:10.5334/gh.1017
5. Cheung BM, Au T, Chan S, et al. The relationship between hypertension and anxiety or depression in Hong Kong Chinese. Exp Clin Cardiol. Spring 2005;10(1):21-24.
6. Hamrah MS, Hamrah MH, Ishii H, et al. Anxiety and Depression among Hypertensive Outpatients in Afghanistan: A Cross-Sectional Study in Andkhoy City. International journal of hypertension. 2018; 2018:8560835. doi:10.1155/ 2018/ 8560835
7. Taneja N, Adhikary M, Chandramouleeswaan S, Kapoor SKJH. Prevalence of common mental disorders among patients with diabetes mellitus and hypertension in an urban east delhi slum–a cross sectional study. 2015;44:43-46.
8. Zhuang Q, Wu L, Ting W, Jie L, Zou J, Du J. Negative emotions in community-dwelling adults with prediabetes and hypertension. J Int Med Res. Apr 2020;48(4):300060520918411. doi:10.1177/ 0300060520918411