KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ SÀNG LỌC UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 50-75 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và nhận thức về rào cản đối với việc chi trả tiền túi để thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng của người dân từ 50-75 tuổi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2019.Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 402 đối tượng 50-75 tuổi đến khám bệnh thông thường tại các phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm từ tháng 1 đến tháng 3/2019. Kết quả và kết luận: Kiến thức và thái độ ("không nghĩ mình có bệnh" hay "thiếu hiểu biết thông tin khám sàng lọc", "không biết về phương pháp này có thể sàng lọc được" hay "chỉ khi nào có biểu hiện bệnh thì mới đi khám") là yếu tố phổ biến nhất (43,7%) mà đối tượng đưa ra trong số các rào cản được đối tượng chỉ ra trong việc chi trả tiền túi để thực hiện xét nghiệm FOBT. Rào cản phổ biến nhất đối với chi trả tiền túi đối với nội soi đại trực tràng liên quan đến sự "sợ hãi khi phát hiện ra bệnh", "sợ đến bệnh viện", "sợ gây mê", "sợ đưa dụng cụ vào cơ thể gây khó chịu" hay "sợ đau" (34,8%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiến thức, thái độ, rào cản, sàng lọc ung thư đại trực tràng, nội soi đại trực tràng, FOBT
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thu Hà and Nguyễn Quỳnh Anh, Báo cáo đề tài cấp cơ sở: Đánh giá mức sẵn sàng chi trả đối với một số can thiệp phát hiện sớm ung thư tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp đối với Ung thư đại trực tràng. 2020, Trường Đại học Y tế Công cộng: Hà Nội, Việt Nam.
3. Brouse, C.H., et al., Barriers to colorectal cancer screening with fecal occult blood testing in a predominantly minority urban population: a qualitative study. American journal of public health, 2003. 93(8): p. 1268-1271.
4. Javadzade, S.H., et al., Barriers related to fecal occult blood test for colorectal cancer screening in moderate risk individuals. Journal of education and health promotion, 2014. 3.
5. Jones, R.M., et al., Patient-reported barriers to colorectal cancer screening: a mixed-methods analysis. American journal of preventive medicine, 2010. 38(5): p. 508-516.