ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Duy Sơn 1,, Lê Mạnh Sơn 2
1 Bệnh viện Quốc Tế Hải Phòng - Vĩnh Bảo
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính do mất sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình hủy hoại sụn khớp, được đặc trưng bằng sự nứt vỡ bào mòn và mất sụn khớp. Thay khớp gối toàn phần là một phương pháp điều trị giúp giảm đau cho bệnh nhân và khôi phục lại vận động khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu cắt ngang ở 46 bệnh nhân được mổ thay khớp gối toàn phần trong đó có 1 bệnh nhân được thay khớp gối cả 2 bên điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện E giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,8 ± 7,0 tuổi. Thời gian trung bình nằm viện là 8,6 ± 1,3 ngày. Giảm đau sau mổ: chủ yếu các khớp không đau chiếm 78,7%. Có 10 khớp với mức độ đau nhẹ, chiếm 21,3%. Điểm chức năng khớp gối:Tất cả các khớp gối trước khi thay điểm KS, KFS đều <60.Điểm KS sau mổ: 92,0 ± 6,5, KFS sau mổ: 91,6 ± 8,2. Kết luận: phẫu thuật thay khớp gối toàn phần điều trị thoái hóa khớp gối là một giải pháp tốt dùng để điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Khi mà các phương pháp khác (điều trị nội khoa, đục xương chỉnh trục,nội soi dọn khớp...) không đem lại hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân - Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005), Phác đồ chẩn đoánvà điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXB Giáo dục Việt Nam,tr. 178-184.
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), Thoái hóa khớp và cột sống, Bệnh học nội khoa T1, NXB Y học, tr.422-435.
3. Nguyễn Mai Hồng (2002), Thoái hóa khớp và cột sống, Tài liệu đào tạo chuyên nghành cơ xương khớp, tr.167-172.
4. Đặng Hồng Hoa (1997), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cậnlâm sàng của bệnh hư khớp gối, Luận văn thạc sỹ y học trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Châu (2012), Nghiên cứu mật độ khoáng xương, IL-1β, TNF-α ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, luận văn tiến sỹ y học.
6. FelsonDt, GaleDR, Gale M. (2005), Osteophytes & Progressionof knee Osteoathritis, Rhuematology, 44:pp100-104.
7. Kavonen RL, Negendank WG et al, (1994), factors affecting articular cartilage thichness in osteoarthritis and aging, J Rhummatol, 21 pp:1310-1317.
8. Nguyễn Văn Bình và Cộng sự (2002). “Cắt lọc tổ chức thoái hóa điều trị hư khớp gối bằng kỹ thuật nội soi”, Báo cáo khoa học Đại hội thấp khớp học lần III. Hội thấp khớp học Việt Nam: tr.253-257.
9. Phạm Chí Lăng (2004), Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề cơ xương khớp, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh 9(2) tr.142-147,
10. Phạm Chí Lăng (2005), Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cắt xương sửa trục xương chầy, Kỷ yếu hội nghị thường liên lần thứ XII Hội chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, tr.104-109.