NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ LÁCH BÌNH THƯỜNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH

Lê Xuân Thiệp 1,, Phạm Hồng Đức 1,2, Nguyễn Minh Tuấn , Nguyễn Văn Toàn 2, Lê Minh Trường 3, Đặng Thị Ngọc Anh 4, Bùi Thị Phương Thảo 4, Phạm Thị Thanh Xuân 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
3 Bệnh Viện TW Quân Đội 108
4 Bệnh Viện Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục Tiêu: Xác định thể tích lách bình thường ở người trưởng thành không có bệnh lý ảnh hưởng đến chỉ số lách trên CLVT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người trưởng thành với tuổi trung bình 51,7 ± 14,2 đã được tiến hành đo các chỉ số lách trên CLVT tại bệnh viện Xanh pôn. Kết quả: thể tích lách trung bình của người trưởng thành là 136,4cm³ (± 50,8SD). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002) giữa nam và nữ. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt về thể tích lách giữa các nhóm tuổi dưới 40 tuổi, 40 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi (p<0,05), từ đó thấy rằng tuổi là yếu tố ảnh hưởng đến thể tích lách, cụ thể là tuổi càng cao thì thể tích lách càng giảm. Có sự liên quan chặt chẽ giữa chiều cao tối đa và chiều rộng của lách với thể tích lách (r=0,704 và r=0,723). Ngoài ra nghiên cứu cũng nhận thấy chiều cao tối đa lớn hơn 10,3cm là ngưỡng cần xem xét chẩn đoán lách to. Nghiên cứu cũng thấy rằng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa việc đo thể tích lách trên CLVT bằng tái tạo 3D so với công thức tính thể tích lách cổ điển Spleen Volum= 0,58x LxDxT + 30. Kết luận: thể tích lách ở người trưởng thành nam: 146,7 ±53,4cm³, nữ: 124,7 ± 45,2cm³, chung cả hai giới: 134,4 ± 50,8cm³, chiều cao lách tối đa ở nam 10,6cm, nữ 9,9cm, chung cả hai giới: 10,3cm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asghar A., Agrawal D., Yunus S.M., et al. (2011). Standard Splenic Volume Estimation in North Indian Adult Population: Using 3D Reconstruction of Abdominal CT Scan Images. Anatomy Research International, 2011, 1–5.
2. Harris A., Kamishima T., Hao H.Y., et al. (2010). Splenic volume measurements on computed tomography utilizing automatically contouring software and its relationship with age, gender, and anthropometric parameters. European Journal of Radiology, 75(1), e97–e101.
3. Kaneko J., Sugawara Y., Matsui Y., et al. (2008). Spleen size of live donors for liver transplantation. Surg Radiol Anat, 30(6), 515–518.
4. Lamb P.M., Lund A., Kanagasabay R.R., et al. (2002). Spleen size: how well do linear ultrasound measurements correlate with three-dimensional CT volume assessments?. BJR, 75(895), 573–577.
5. Prassopoulos P., Daskalogiannaki M., Raissaki M., et al. (1997). Determination of normal splenic volume on computed tomography in relation to age, gender and body habitus. Eur Radiol, 7(2), 246–248.
6. Bezerra A.S., D’Ippolito G., Faintuch S., et al. (2005). Determination of Splenomegaly by CT: Is There a Place for a Single Measurement?. American Journal of Roentgenology, 184(5), 1510–1513.
7. Caglar V, Alkoc O.A., Uygur R., et al. (2014). Determination of normal splenic volume in relation to age, gender and body habitus: a stereological study on computed tomography. Folia Morphol, 73(3), 8.
8. Spleen volume calculator (CT/MRI). Radiology calculators , accessed: 11/21/2021.