THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA KIM LIÊN, NGHỆ AN NĂM 2020

Thị Giang Hoàng 1,, Tuấn Anh Lê 2, Hải Vinh Vũ 3, Minh Khuê Phạm 1
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành tại Công ty TNHH Haivina Kim Liên, Nghệ An từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020 dựa trên công cụ đo đạc đánh giá môi trường lao động và 1000 người lao động thuộc công ty nhằm mục đích đánh giá điều kiện lao động tại và tình trạng sức khỏe bệnh tật của công nhân tại cơ sở này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về điều kiện lao động, 20/45 mẫu đo nhiệt độ, 21/45 mẫu đo độ ẩm, 18/45 mẫu đo tốc độ gió, 26/45 mẫu đo chiếu sáng, 6/45 mẫu đo tiếng ồn và 11/45 mẫu đo bụi bông không đạt tiêu chuẩn cho phép theo các tiêu chuẩn cho phép tại Việt Nam. Tỉ lệ người lao động có sức khỏe loại I, loại II chiếm tỉ lệ cao nhất với 86,9%. Bệnh tật tai – mũi – họng và phế quản – phổi là những nhóm bệnh tật có tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu bệnh tật của công nhân may tại đây, tỉ lệ lần lượt là 15,3% và 10,6%. Tuổi nghề cao có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc các bệnh lí tai – mũi - họng, phế quản – phổi, thần kinh, mắt, da liễu, phụ khoa. Điều kiện làm việc và tình trạng sức khỏe của công nhân còn nhiều bất cập cần được quan tâm giải quyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barry S. Levy, David H. Wegman, et al. (2011), “Occupational and environmental health recognizing and preventing disease and injury” (6th ed), New York: Oxford University Press, pp. 416-452.
2. Brooks S. M, Bernstein I. L. (2011), “Irritant-induced airway disorders”, Immunol. Allergy Clin. N. Am., vol. 31, pp. 747 - 768.
3. Nguyễn Đình Dũng (2012), "Nghiên cứu điều kiện lao động và nguy cơ gây căng thẳng nghề nghiệp tại một số doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam", Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học Quốc tế lần thứ IV về Y học lao động và vệ sinh môi trường, Tạp chí Y học thực hành, Số 849 +850, tr. 109-112.
4. Mai Thị Thu Thảo (2014), "Nghiên cứu đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động tiếp xúc với hơi khí độc trong một số ngành nghề", Tạp chí Bảo hộ lao động Số 237, tr. 15 - 21.
5. Nguyễn Đức Trọng (2005), "Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động tới cơ cấu bệnh tật của nữ công nhân phân xưởng sách-Công ty in công đoàn", Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 489-493.
6. Nguyễn Đình Dũng (2005), "Tình hình mắc bệnh bụi phổi bông ở công nhân tiếp xúc với bụi bông tại một số công ty sản xuất sợi thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam", Báo cáo khoa học toàn văn, Báo cáo Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 356-361.
7. Hoàng Thị Thúy Hà (2015), "Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp", Luận văn tiến sĩ Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
8. Nguyễn Đình Dũng (2003), "Đánh giá gánh nặng lao động ở công nhân là hơi của các công ty may", Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ V, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 204-213.
9. Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Đình Dũng (2003), "Nghiên cứu thực trạng gánh nặng lao động của công nhân là hơi Công ty may Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, Số 1, tr. 36 - 39.