ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, PHIM CẮT LỚP VI TÍNH CỦA BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 2018-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, phim cắt lớp vi tính (CLVT) của bệnh nhân gãy xương hàm dưới tại khoa phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình- Thẩm mỹ bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2018-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị gãy xương hàm dưới tại khoa phẫu thuật Hàm mặt- Tạo hình-Thẩm mỹ bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2018-1/2023. Tiến hành thu thập đầy đủ hồ sơ bệnh nhân gãy xương hàm dưới và phim CLVT, phân loại gãy xương hàm dưới theo vị trí giải phẫu, số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Tổng số 505 bệnh nhân được lựa chọn, độ tuổi từ 18-73, tuổi trung bình là 31,83, tỉ lệ nam/nữ là 5,82; nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm 92,48%. Đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân này phát hiện dấu hiệu bầm tím sưng nề tổ chức phần mềm chiếm 97,62%, đau chói 98,61%, di lệch xương-cung răng chiếm 97,23%, sai khớp cắn chiếm 90,5%, há miệng hạn chế 75,84%. Phân loại gãy xương hàm dưới theo vị trí giải phẫu thông dụng nhận thấy có 66,14% bệnh nhân có gãy vùng cằm, cành ngang và lồi cầu khoảng hơn 25%, mỏm vẹt là 0,99%, trên cùng một bệnh nhân có thể gãy ở một vị trí hoặc nhiều vị trí của xương hàm dưới. Các tổn thương vùng hàm mặt phối hợp phân bố như sau: bệnh nhân có kèm gãy xương hàm trên 49,11%, gò má cung tiếp 31,29%, ngoài ra còn kèm theo tổn thương khác hiếm gặp như chấn thương mắt 2,18%, tổn thương thần kinh VII 0,4%. Các chấn thương các cơ quan khác cũng được quan tâm với chấn thương sọ não chiếm 30,3%, chấn thương chi thể 14,65%, chấn thương ngực, bụng, cột sống được ghi nhận nhưng ít gặp hơn đắng kể. Kết luận : Gãy xương hàm dưới gặp ở nam là chủ yếu tuổi từ 18 đến 73, nguyên nhân phổ biến nhất là tai nạn giao thông chiếm đến 92,48%. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân không hoàn toàn đồng nhất tuy nhiên được chẩn đoán đầy đủ qua phim CLVT. Các chấn thương phồi hợp vùng hàm mặt gặp ở những bệnh nhân này có thể là gãy xương hàm trên (49,11%) , gò má cung tiếp (31,29%), chấn thương mắt (2,18%), tổn thương thần kinh VII (0,4%). Một số cơ quan khác bị chấn thương kèm theo với gãy xương hàm dưới có thể kể đến là chấn thương sọ não (30,3%), bụng, ngực, chi thể, cột sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy xương hàm dưới, bệnh viện Việt Đức
Tài liệu tham khảo
2. Trường TV, Trương Mạnh Dũng. Tình hình chấn thương hàm mặt tại viện răng hàm mặt Hà Nội trong 11 năm (từ 1988- 1998) trên 2149 trường hợp/ 1999
3. Gutta R, Tracy K, Johnson C, James LE, Krishnan DG, Marciani RD. Outcomes of mandible fracture treatment at an academic tertiary hospital: a 5-year analysis. J Oral Maxillofac Surg Off J Am Assoc Oral Maxillofac Surg. 2014;72(3):550-558.
4. Hsieh TY, Funamura JL, Dedhia R, Durbin-Johnson B, Dunbar C, Tollefson TT. Risk Factors Associated With Complications After Treatment of Mandible Fractures. JAMA Facial Plast Surg. 2019;21(3):213-220.
5. Kim MY, Kim CH, Han SJ, Lee JH. A comparison of three treatment methods for fractures of the mandibular angle. Int J Oral Maxillofac Surg. 2016;45(7):878-883.
6. James J, Farrell T, Stevens M, Looney S, Faigen A, Anderson J. Time to Open Repair of Mandibular Fractures and Associated Complications. J Oral Maxillofac Surg. 2020;78(1):101-107.
7. Joshi UM, Ramdurg S, Saikar S, Patil S, Shah K. Brain Injuries and Facial Fractures: A Prospective Study of Incidence of Head Injury Associated with Maxillofacial Trauma. J Maxillofac Oral Surg. 2018;17(4):531-537.
8. Mukherjee S, Abhinav K, Revington P. A review of cervical spine injury associated with maxillofacial trauma at a UK tertiary referral centre. Ann R Coll Surg Engl. 2015;97(1):66-72.