ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ ĐẺ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CÓ LÀM THỦNG MÀNG CỨNG CHỦ ĐỘNG (DPE)

Nguyễn Thị Hằng1,, Nguyễn Đức Lam 2,3, Đào Khắc Hùng 4
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng có làm thủng màng cứng chủ động (Dural Pancture Epidural). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trên 80 bệnh nhân chia làm hai nhóm. Nhóm 1: gây tê giảm đau ngoài màng cứng đơn thuần với hỗn hợp ropivacain 0,1% và fentanyl 2 mcg/ml, nhóm 2: gây tê giảm đau ngoài màng cứng có làm thủng màng cứng chủ động với hỗn hợp ropivacain 0,1% và fentanyl 2 mcg/ml, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Sau gây tê ngoài màng cứng, điểm VAS ở cả hai nhóm đều giảm so với trước gây tê. Trong các giai đoạn của cuộc chuyển dạ, điểm VAS của cả hai nhóm đều nhỏ hơn 4 và không khác biệt với p > 0,05. Khi kiểm soát tử cung và khâu tầng sinh môn, điểm VAS trung bình của nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ( 2,72 ± 1,57 với 2,55 ± 0,91 và 2,76 ± 1,64 với 2,41 ± 0,87).Thời gian giảm đau sau đẻ thường của phương pháp gây tê ngoài màng cứng có làm thủng màng cứng chủ động kéo dài hơn gây tê ngoài màng cứng đơn thuần (9,93 ± 1,91 giờ với 7,52 ± 1,37 giờ với p < 0,05). Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng có làm thủng màng cứng chủ động có tác dụng giảm đau tốt hơn gây tê ngoài màng cứng đơn thuần khi thực hiện thủ thuật sản khoa và khởi phát nhanh, có tác dụng giảm đau kéo dài hơn sau đẻ thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Traynor AJ, Aragon M, Ghosh D, et al. Obstetric Anesthesia Workforce Survey: A 30-Year Update. Anesth Analg. 2016;122(6):1939-1946.doi:10.1213/ANE.0000000000001204
2. Cappiello E, O’Rourke N, Segal S, Tsen LC. A randomized trial of dural puncture epidural technique compared with the standard epidural technique for labor analgesia. Anesth Analg. 2008;107(5):1646-1651. doi:10.1213/ ane.0b013e318184ec14
3. Tan HS, Reed SE, Mehdiratta JE, et al. Quality of Labor Analgesia with Dural Puncture Epidural versus Standard Epidural Technique in Obese Parturients: A Double-blind Randomized Controlled Study. Anesthesiology. 2022; 136(5): 678-687. doi:10.1097/ALN.0000000000004137
4. Nguyễn Thị Hồng Vân (2009). Giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê NMC bệnh nhân tự điều khiển (PCEA). Hội Nghị Gây Mê Hồi Sức Sản Phụ Khoa Lần Thứ VI.
5. Vũ Thị Hồng Chính (2010). Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.