BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ NÚT VÒNG XOẮN KIM LOẠI VỠ PHÌNH ĐỈNH ĐỘNG MẠCH THÂN NỀN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Nguyễn Công Thành 1,, Lê Đình Toàn 1, Nguyễn Bá Hồng Phong 1, Trần Xuân Thủy 1, Nguyễn Mạnh Tuyên 1, Nguyễn Văn Phương 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vỡ phình đỉnh động mạch thân nền (PĐĐMTN) là một nguyên nhân hiếm gặp của xuất huyết dưới nhện (XHDN), tỷ lệ tử vong cao. Các báo cáo gần đây cho thấy can thiệp nội mạch nút vòng xoắn kim loại (Coil) túi phình được ưu tiên áp dụng để loại bỏ túi PĐĐMTN ra khỏi hệ tuần hoàn não sau. Chúng tôi báo cáo một trường hợp XHDN do vỡ túi phình phức tạp đỉnh động mạch thân nền. Bệnh nhân có đa túi phình mạch não và được lựa chọn can thiệp nút Coil kín gần hoàn toàn một núm của túi PĐĐMTN, là nguyên nhân trực tiếp gây ra XHDN. Tuy nhiên, ngày thứ 04 sau can thiệp bệnh nhân suy sụp nặng về lâm sàng, chụp lại phim cắt lớp vi tính (CLVT) thấy có biến chứng chảy máu tái phát, co thắt mạch, giãn não thất và phù não nặng. Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật dẫn lưu não thất mở. Tiến triển bệnh nhân nặng dần, ngừng tuần hoàn và tử vong sau 07 ngày kể từ lúc khởi phát. Mục đích của báo cáo này là thảo luận các các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu lâm sàng và phương hướng xử trí các biến chứng sau can thiệp nút Coil túi PĐĐMTN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ge, H., Lv. X., Jin. H., et al. (2016). The role of endovascular treatment in unruptured basilar tip aneurysms. Interventional Neuroradiology, 0(00): 1-6.
2. Rouanet C., Silva G. (2019). Aneurysmal subarachnoid hemorrhage: current concepts and updates. Arquivos de Neuro-Psiquiatria, 77: 806-814.
3. Awad A. J., Mascitelli J. R., Haroun R. R., et al. (2017). Endovascular management of fusiform aneurysms in the posterior circulation: the era of flow diversion. Neurosurg Focus, 42(6): E14.
4. Phùng Quốc Thái (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả điều trị can thiệp mạch phình động mạch hệ sống - nền vỡ. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
5. Menke J., Larsen J., Kallenberg K. (2011). Diagnosing cerebral aneurysms by computed tomographic angiography: meta-analysis. Ann Neurol, 69(4): 646-654.
6. Rabinstein A. A., Pichelmann M. A., Friedman J. A., et al. (2003). Symptomatic vasospasm and outcomes following aneurysmal subarachnoid hemorrhage: a comparison between surgical repair and endovascular coil occlusion. J Neurosurg, 98(2): 319-325.
7. Soustiel J. F., Shik V., Feinsod M. (2002). Basilar vasospasm following spontaneous and traumatic subarachnoid haemorrhage: clinical implications. Acta Neurochir (Wien), 44: 137-144.
8. Hayashi K., Ogawa Y., Fujimoto T., et al. (2021). Vasospasm and Hydrocephalus Following Subarachnoid Hemorrhage Are Less Frequent in Coil Embolization than in Clipping. Journal of Neuroendovascular Therapy, 15: 201-206.