ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN STENOTROPHOMONAS MALTOPHILIA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Văn An 1,, Lê Hạ Long Hải 2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của vi khuẩn Stenotrophonas maltophilia phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn S. maltophilia phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2021. Kết quả: Tổng số 91 chủng S. maltophilia gây bệnh phân lập trong thời gian nghiên cứu, trong đó 51,6% số chủng phân lập được ở người bệnh ≥ 60 tuổi, tỉ lệ này cao nhất trong số các nhóm tuổi nghiên cứu. Tỉ lệ S. maltophilia gây bệnh ở nam giới (74,7%) cao gần gấp ba lần nữ giới (25,3%). Máu và bệnh phẩm hô hấp là hai loại bệnh phẩm phổ biến nhất thường phân lập được S. maltophilia, chiếm tỉ lệ lần lượt là 62,6% và 25,3% tổng số chủng. Tỉ lệ S. maltophilia phân lập được ở khoa hồi sức cấp cứu (20,9%) cao nhất so với các khoa khác trong bệnh viện. S. maltophilia có tỉ lệ kháng cao nhất với ceftazidime (70,4%), chloramphenicol (40,0%); S. maltophilia có tỉ lệ kháng thấp nhất với levofloxacin (7,8%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy S. maltophilia có tỉ lệ kháng khá cao với 2/5 loại kháng sinh được thử nghiệm (ceftazidime và chloramphenicol) có khả năng sử dụng để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự cần thiết phát triển các kháng sinh mới để điều trị nhiễm trùng S. maltophilia, và thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh của S. maltophilia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Y. T. Chang, et al., Update on infections caused by Stenotrophomonas maltophilia with particular attention to resistance mechanisms and therapeutic options. Front Microbiol, (2015). 6, 893.
2. M. Dadashi, et al., Global prevalence and distribution of antibiotic resistance among clinical isolates of Stenotrophomonas maltophilia: a systematic review and meta-analysis. J Glob Antimicrob Resist,(2023).
3. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook, ASM Press, 2016. p. 2.1.1-2.1.30.
4. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook, ASM Press, 2016. p. 3.3.1.1-3.3.2.15.
5. Clinical Lab Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing (M100). 33 ed. 2023: Clinical Lab Standards Institute.
6. M. F. Mojica, et al., Clinical challenges treating Stenotrophomonas maltophilia infections: an update. JAC Antimicrob Resist,(2022). 4(3), dlac040.
7. Z. Duan, et al., Molecular epidemiology and risk factors of Stenotrophomonas maltophilia infections in a Chinese teaching hospital. BMC Microbiol,(2020). 20(1), 294.
8. N. Bostanghadiri, et al., Characterization of Phenotypic and Genotypic Diversity of Stenotrophomonas maltophilia Strains Isolated From Selected Hospitals in Iran. Front Microbiol,(2019). 10, 1191.