ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐAU MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT

Trần Viết Lực 1,2,, Nguyễn Thị Thu Hương 1,2, Nguyễn Trung Anh 1,2, Vũ Thị Thanh Huyền 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm đau mạn tính khớp gối ở người cao tuổi có thoái hóa khớp (THK) gối nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 199 bệnh nhân ³ 60 tuổi được chẩn đoán THK gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của ACR 1991 đang điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ tháng 10/2021-08/2022. Kết quả: triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau khớp gối mạn tính (84,9%); lạo xạo khớp (39,7%), dấu hiệu bào gỗ (38,7%). Tỉ lệ bệnh nhân THK giai đoạn I, II, III, IV trên Xquang lần lượt là 22,4%; 48%; 23,4% và 2,4%. Kết quả siêu âm có 38,1% bệnh nhân có tràn dịch khớp; 46,2% bệnh nhân có dày màng hoạt dịch; 87,4% bệnh nhân có hình ảnh gai xương. 45% bệnh nhân có thời gian đau mạn tính từ 3-6 tháng, 56,4% đau kéo dài trên 6 tháng. Điểm WOMAC tổng là 31,5 ± 19,9. Điểm VAS trung bình khi nghỉ là: 3,04 ± 1,82; khi đi bộ là: 4,85 ± 2,23 và khi leo cầu thang là: 5,50 ± 2,13. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng chính là đau khớp gối, THK gối giai đoạn II-III, có hình ảnh gai xương, dày màng hoạt dịch. Tỷ lệ đau khớp gối mạn tính là 84,9%; đa số kéo dài trên 6 tháng và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), Thoái hóa khớp [hư khớp] và thoái hóa cột sống. Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học), Nhà xuất bản Y học, 422-435
2. Woolf A.D, Bruce Pfleger (2003). Burden of major musculoskeletal condition. Bull World Health Organ. 2003, 81(9): 646-56.
3. Harald Breivik, Beverly Collett (2006). Survey of chronic pain in Europe: prevalence, impact on daily life, and treatment. Eur J Pain, 2006 May, 10(4): 287-333.
4. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án Tiến sỹ - Trường ĐHY Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Oanh (2019), Khảo sát tình trạng đau của bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát qua chỉ số ICOAP, Luận văn Thạc sỹ - Trường ĐHY Hà nội.
6. Yasser Rehman et al. (2020). More Severe Radiographic Osteoarthritis Is Associated With Increased Improvement in Patients’ Health State Following a Total Knee Arthroplasty. The Journal of Arthroplasty, Primary knee, Volume 35, Issue 11, p3131-3137.
7. Sow Nam Yeo et al. (2009). Pain prevalence in Singapore. Ann Acad Med Singapore, 38(11): 937-42.
8. Nguyễn Trung Anh và CS (2022), “Đặc điểm đau mạn tính ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương”. Doi:10.47122/vjde.2022.52.3
9. Kheiry F et al. (2019). The prevalence and associated factors of chronic pain in nurses in Iran. Revista Latinoamericana de Hipertensión ISSN: 1856-4550.