TỶ LỆ LẠM DỤNG RƯỢU BIA TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ARV TẠI KHOA THAM VẤN HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Lê Nữ Thanh Uyên 1,, Nguyễn Thị Ngọc Mai 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Các nghiên cứu cho thấy lạm dụng rượu bia làm giảm khả năng tuân thủ điều trị, góp phần lây lan HIV/AIDS và gây ra các rối loạn tác động đến sự tiến triển của HIV. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia trên bệnh nhân điều trị ARV tại Khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng Quận 6, TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia trên bệnh nhân điều trị ARV; 2) Mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia và đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và bệnh lý. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 383 bệnh nhân trên 18 tuổi, điều trị ARV trên một tháng tại Khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng Quận 6, TP.HCM. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân lạm dụng rượu bia là 31,9% (n = 122). Trong đó, xác suất lạm dụng rượu bia ở nam giới cao hơn nữ giới (OR = 4,63, KTC 95% 2,48 – 8,64, p < 0,001). Bệnh nhân nghiện hút thuốc lá có tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao hơn so với nhóm không nghiện hút thuốc lá (OR = 2,77, KTC 95% 1,65 – 4,62, p < 0,001); tiết lộ nhiễm HIV có tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao hơn so với nhóm không tiết lộ nhiễm HIV (OR = 11,8, KTC 95% 1,53 – 91,23, p = 0,018). Kết luận – Kiến nghị: Tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở bệnh nhân trên 18 tuổi điều trị ARV là 31,9%, trong đó, nam giới có tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao hơn nữ giới. Tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao hơn ở nhóm có nghiện hút thuốc lá và tiết lộ việc nhiễm HIV. Các kiến nghị bao gồm: 1) Tiến hành nghiên cứu tiến cứu nhằm xác định rõ tác động của lạm dụng rượu bia đến sức khỏe bệnh nhân điều trị ARV. 2) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục loại bỏ rượu bia nhằm nâng cao nhận thức về tác hại cũng như tạo động lực cai nghiện rượu bia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diệp Hoàng Ân, Trần Thị Ngọc Giàu, Phạm Thị Thu Hường, Phan Thanh Viên. Đánh giá về những khó khăn của bệnh nhân HIV/AIDS kháng ARV bậc 1 trên địa bàn tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Quốc tế AGU. 2020;26 (3)(8 - 17).
2. Thái Thanh Trúc, Bùi Thị Hy Hân. Rối loạn do sử dụng rượu bia ở bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(1):101 - 107.
3. Helleberg M, Afzal S, Kronborg G, et al. Mortality attributable to smoking among HIV-1-infected individuals: a nationwide, population-based cohort study. Clin Infect Dis. 2013; 56(5):727-734.
4. Nguyen NP, Tran BX, Hwang LY, et al. Prevalence of cigarette smoking and associated factors in a large sample of HIV-positive patients receiving antiretroviral therapy in Vietnam. PLoS One. 2015; 10(2):e0118185. Published 2015 Feb 27.
5. Pandrea I, Happel KI, Amedee AM, Bagby GJ, Nelson S. Alcohol's role in HIV transmission and disease progression. Alcohol Res Health. 2010;33(3):203-218.
6. Pericot-Valverde I, Heo M, Akiyama MJ, et al. Factors and HCV treatment outcomes associated with smoking among people who inject drugs on opioid agonist treatment: secondary analysis of the PREVAIL randomized clinical trial. BMC infectious diseases. Dec 4 2020;20(1):928.
7. Roll JM, Higgins ST, Tidey J. Cocaine use can increase cigarette smoking: evidence from laboratory and naturalistic settings. Experimental and clinical psycho-pharmacology. Aug 1997;5(3):263-8.
8. Van Bui T, Blizzard CL, Luong KN, et al. Alcohol Consumption in Vietnam, and the Use of 'Standard Drinks' to Measure Alcohol Intake. Alcohol and alcoholism (Oxford, Oxfordshire). Mar 2016;51(2):186-95.