KHẢO SÁT THỂ BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Trần Thái Hà1,, Nguyễn Thị Trang 2, Chử Minh Tuấn 2
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thể bệnh Y học cổ truyền của tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023 trên 105 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán tăng huyết áp tại khoa Nội, khoa Lão, khoa Châm cứu dưỡng sinh của Bệnh viện Y học cổ tuyền Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình là 76,50 ± 7,78. Tỷ lệ nữ/ nam là 2/1. Thể can thận âm hư chiếm tỷ lệ cao nhất (56,2%), tiếp theo là thể đàm thấp (24,8%) và thể can dương thượng cang (14,3%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là thể âm dương lưỡng hư (4,8%). Triệu chứng lâm sàng theo thể bệnh: Các triệu chứng đặc trưng để phân loại thể bệnh đều gặp với tỷ lệ cao, đặc biệt là các triệu chứng về mạch và lưỡi. Chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) và tần số mạch trung bình lúc vào viện lần lượt là 147,32±11,42 mmHg, 85,43±8,66 mmHg, 80,64±10,82 lần/phút. HATT và mạch cao nhất ở thể can dương thượng cang, HATTr cao nhất ở thể đàm thấp. HATT, HATTr và mạch thấp nhất ở thể âm dương lưỡng hư. Các bệnh kèm theo thường gặp là tai biến mạch máu não (TBMMN), rối loạn lipid máu (RLLPM) và bệnh mạch vành (BMV). Tổn thương tim và não chiếm tỷ lệ lớn nhất ở nhóm bệnh nhân thể can dương thượng cang, âm dương lưỡng hư. Tổn thương thận chiếm tỷ lệ lớn nhất ở nhóm bệnh nhân thể âm dương lưỡng hư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unger T., Borghi C., Charchar F. và cộng sự. (2020). 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. Hypertension, 75(6), 1334–1357.
2. Wenger N.K., Arnold A., Bairey Merz C.N. và cộng sự. (2018). Hypertension Across a Woman’s Life Cycle. J Am Coll Cardiol, 71(16), 1797–1813.
3. Deepa M., Pradeepa R., Anjana R. và cộng sự. (2011). Noncommunicable Diseases Risk Factor Surveillance: Experience and Challenge from India. Indian J Community Med, 36(Suppl1), S50–S56.
4. Trần Thúy (2018). Học thuyết tạng tượng. Nội kinh. Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, 74–77.
5. 姗喻 và 光季 (2018). 中医对高脂血症的研究进展. Traditional Chinese Medicine, 07, 307.
6. Thâu Dụ, Quang Quý (2018). Sự phát triển trong nghiên cứu của Y học cổ truyền đối với Rối loạn lipid máu. Traditional Chinese Medicine, 07, 307.
7. Ngô Quý Châu (2020). Tăng huyết áp. Bệnh học nội khoa (Tập 1). Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 200–226.
8. Mennuni S., Rubattu S., Pierelli G. và cộng sự. (2014). Hypertension and kidneys: unraveling complex molecular mechanisms underlying hypertensive renal damage. J Hum Hypertens, 28(2), 74–79.