MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ VỀ ĐẶC ĐIỂM SỨC KHỎE VÀ SINH SẢN ĐẾN TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ SAU SINH NON TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN KHU VỰC HÀ NỘI

Nông Minh Hoàng1,, Phạm Phương Lan 1, Vũ Văn Du 1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với mục tiêu: đánh giá các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến trầm cảm ở bà mẹ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 568 bà mẹ sau sinh tại 2 bệnh viện từ tháng 03/2023 đến tháng 06/2023. Thang đo EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) được sử dụng để đánh giá các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ sau sinh. Kết quả cho thấy: các yếu tố  liên quan đến thể chất và tâm lý của bà mẹ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh cụ thể là: gặp phải vấn đề tâm lý trong 12 tháng trước (OR=5,7; 95%CI=3,6-9,2), suy nghĩ tự tử (OR=4,1; 95%CI=1,7-9,8), cân nặng dưới 1000g (OR=4,1; 95%CI=2,1-7,8), căng thẳng tâm lý trong quá trình mang thai (OR=4,1; 95%CI=2,8-6,1), lo lắng về sức khỏe, chăm sóc và điều trị của trẻ (OR=3,0; 95%CI=1,8-4,9), trầm cảm trong quá trình mang thai (OR=2,8; 95%CI=1,4-6,0), sức khỏe thể chất yếu/rất yếu (OR=2,1; 95%CI=1,1-3,9), tình trạng sức khỏe của con kém/rất kém (OR=2,1; 95%CI=1,4-3,1), sinh con dưới 34 tuần (OR=1,9; 95%CI=1,3-2,7),  tiền sử tai biến sản khoa (OR=1,8; 95%CI=1,2-2,7), con không nằm với mẹ (OR=1,5; 95%CI=1,1-2,2). Kết luận: trong số 27,3% bà mẹ sinh non mắc trầm cảm sau sinh, tỷ lệ thuận với mức độ sinh non, trong đó sinh non dưới 28 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 48,7%, tiền sử trầm cảm và vấn đề thể chất của mẹ và con liên quan mật thiết đến tỷ lệ trầm cảm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cần có các biện pháp về y tế và tâm lý giai đoạn sớm sau sinh cho nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Falana SD, Carrington JM. Postpartum Depression: Are You Listening? Nurs Clin North Am 2019; 54:561–7.
2. Trần Thơ Nhị. Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ trợ phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng. Đại học Y Hà Nội, 2018.
3. Cox J.L., Holden J., and Henshaw C. Perinatal mental health, the Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) Manual, RCPsych Publications: 2014.
4. Dennis C-L, Heaman M, Vigod S. Epidemiology of Postpartum Depressive Symptoms among Canadian Women: Regional and National Results from a Cross-Sectional Survey. Can J Psychiatry 2012; 57:537–46.
5. Alasoom LI, Koura MR. Predictors of postpartum depression in the eastern province capital of saudi arabia. J Fam Med Prim Care 2014;3:146–50.
6. Agoub M, Moussaoui D, Battas O. Prevalence of postpartum depression in a Moroccan sample. Arch Womens Ment Health 2005;8:37–43.
7. Bener A, Burgut FT, Ghuloum S, Sheikh J. A study of postpartum depression in a fast developing country: prevalence and related factors. Int J Psychiatry Med 2012;43:325–37.
8. Alami KM, Kadri N, Berrada S. Prevalence and psychosocial correlates of depressed mood during pregnancy and after childbirth in a Moroccan sample. Arch Womens Ment Health 2006;9:343–6.
9. Bener A, Bener A. Psychological distress among postpartum mothers of preterm infants and associated factors: a neglected public health problem. Braz J Psychiatry 2013;35:231–6.
10. Saleh E-S, El-Bahei W, Del El-Hadidy MA, Zayed A. Predictors of postpartum depression in a sample of Egyptian women. Neuropsychiatr Dis Treat 2013;9:15–24.