ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐAU ĐẦU Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng đau đầu ở người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 140 người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa đang điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ (72,9%), độ tuổi trung bình 48,36 ± 13,7 tuổi, trong đó có 70,0% người bệnh có biểu hiện đau đầu với mức độ trung bình trong tháng theo thang đánh giá mức độ đau bằng số là 4,6±1,2 điểm, người bệnh đa phần có biểu hiện đau nhức chiếm 47,4%. Ngoài ra có đến 56,1% người bệnh đau đầu phần lớn các ngày trong tháng tuy nhiên các cơn đau thường kéo dài dưới 4 giờ (49%). Kết luận: Đau đầu là triệu chứng phổ biến ở người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đồng thời nó có thể dẫn tới các chẩn đoán sai lệch, chưa đầy đủ như chẩn đoán đau đầu nguyên phát đơn thuần. Yêu cầu đặt ra cho các nhà chăm sóc sức khỏe cần xác định rõ các căn nguyên của đau đầu nếu có để đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đau đầu, đau nửa đầu, lo âu, rối loạn lo âu lan tỏa.
Tài liệu tham khảo
2. Mercante JPP et al.(2011), Primary headaches in patients with generalized anxiety disorder. J Headache Pain. ;12(3):331-338.
3. Green MW et al.(2013), The Neuropsychiatry of Headache. Illustrated edition. Cambridge University Press; p.51
4. Revicki DA et al.(2008), Health-related quality of life and utilities in primary-care patients with generalized anxiety disorder. Qual Life Res Int J Qual Life Asp Treat Care Rehabil. 17(10):1285-1294.
5. Ngọc TN. (2018), Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập. Luận án tiến sĩ y học - trường Đại học Y Hà Nội.
6. Chuong NV et al. (2019), Pain incidence, assessment, and management in Vietnam: a cross-sectional study of 12,136 respondents. J Pain Res.12:769-777.