MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP VÀ THANG ĐIỂM HEART Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐAU NGỰC

Trịnh Ngọc Duy 1,, Bùi Thúc Quang 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét mối liên quan giữa hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) và thang điểm HEART ở bệnh nhân cao tuổi đau ngực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang; tiến hành ở 133 bệnh nhân vào viện vì đau ngực tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Các thành phần về bệnh sử, yếu tố nguy cơ, troponin là khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân HCMVC và đau ngực do nguyên nhân khác. Các thành phần về điện tâm đổ, tuổi giữa 2 nhóm bệnh nhân là không có sự khác biệt. Điểm HEART càng cao thì tỷ lệ bị hội chứng mạch vành cấp càng cao: nhóm ≥ 7 điểm có 95,1% bị hội chứng động mạch vành cấp; nhóm 4-6 điểm là 30,1%; nhóm 0-3 điểm là 0%. Điểm HEART trung bình ở nhóm có hội chứng mạch vành cấp là 6,87 ± 1,12 và ở không hội chứng mạch vành cấp là 4,28 ± 1,22; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Thang điểm HEART có thể dự đoán Hội chứng mạch vành cấp: trong nghiên cứu này, diện tích dưới đường cong ROC của điểm HEART là 0,938; điểm cắt bằng 5,5 có giá trị chẩn đoán Hội chứng mạch vành cấp ở nhóm nghiên cứu với độ nhạy 88,5%, độ đặc hiệu 84,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Byrne, C., Toarta, C., Backus, B. et al (2018) The HEART score in predicting major adverse cardiac events in patients presenting to the emergency department with possible acute coronary syndrome: protocol for a systematic review and meta-analysis. Systematic reviews journal 7, 148 (2018). https://doi.org/ 10.1186/s13643-018-0816-4
2. Six AJ, Backus BE, Kelder JC. (2008) Chest pain in the emergency room: value of the HEART score. Netherlands Heart Journal;16(6):191-196. doi:10.1007/BF03086144
3. Pope JH, Aufderheide TP, Ruthazer R, Woolard RH, Feldman JA, Beshansky JR, Griffith JL, Selker HP (2000). Missed diagnoses of acute cardiac ischemia in the emergency department. New England Journal of Medicine. 2000 Apr 20;342(16):1163-70. doi: 10.1056/ NEJM200004203421603. PMID: 10770981.
4. Lindsell CJ, Anantharaman V, Diercks D, Han JH, Hoekstra JW, Hollander JE, Kirk JD, Lim SH, Peacock WF, Tiffany B, Wilke EK, Gibler WB, Pollack CV Jr; EMCREG-International i*trACS Investigators (2006). The Internet Tracking Registry of Acute Coronary Syndromes (i*trACS): a multicenter registry of patients with suspicion of acute coronary syndromes reported using the standardized reporting guidelines for emergency department chest pain studies. Annal of Emergency Medicine. 2006 Dec;48(6):666-77, 677.e1-9. doi: 10.1016/j.annemergmed. 2006.08.005. Epub 2006 Oct 2. PMID: 17014928.
5. Byrne, C., Toarta, C., Backus, B. et al (2018) The HEART score in predicting major adverse cardiac events in patients presenting to the emergency department with possible acute coronary syndrome: protocol for a systematic review and meta-analysis. Systematic reviews journal 7, 148 (2018). https://doi.org/ 10.1186/ s13643-018-0816-4
6. Nieuwets A, Poldervaart JM, Reitsma JB, et al (2016). Medical consumption compared for TIMI and HEART score in chest pain patients at the emergency department: a retrospective cost analysis. BMJ Open 2016; 6:e010694. doi: 10.1136/bmjopen-2015-010694
7. Phạm Thắng và cộng sự (2013). Chương I: Tuổi già và quá trình hóa già; Chương II: Bệnh tim mạch ở người có tuổi. Bệnh học lão khoa- Từ đại cương đến thực hành lâm sàng, xuất bản lần 3, Nhà xuất bản Y học; Hà Nội; trang 9-160.
8. Mahler SA, Hiestand BC, Goff DC Jr, Hoekstra JW, Miller CD (2011). Can the HEART score safely reduce stress testing and cardiac imaging in patients at low risk for major adverse cardiac events? Critical Pathways in Cardiology. Sep;10(3):128-33. doi: 10.1097/ HPC. 0b013e3182315a85. PMID: 21989033; PMCID: PMC3289967.