CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MẮC UNG THƯ ĐIỀU TRỊ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Thị Hoa Huyền 1,, Đỗ Thu Quyên1,2, Nguyễn Thị Thúy Hồng 3, Nguyễn Thị Hà 4, Trần Thị Thanh Thủy 5, Trần Thị Nhạn 5, Phạm Thị Thu 5, Bùi Khánh Linh 1,2
1 Trường Đại học VinUni, Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện K
4 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
5 Bệnh viện Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả tình trạng giấc ngủ và (2) xác định một số yếu tố tương quan đến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mắc ung thư đang điều trị ở một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 214 phụ nữ ung thư đang điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng bộ câu hỏi Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) để đánh giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng giấc ngủ của phụ nữ mắc ung thư là 8.25 ± 2.39 điểm. Phần lớn phụ nữ có chất lượng giấc ngủ kém (86.45%). Các yếu tố về trình độ học vấn, việc làm và giai đoạn bệnh có mối liên quan với chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mắc ung thư, với p < 0.05. Kết luận: Phụ nữ mắc ung thư thường có chất lượng giấc ngủ kém. Điều này cho thấy việc xây dựng những chương trình hỗ trợ đánh giá chất lượng giấc ngủ và điều trị sớm cho phụ nữ mắc ung thư là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt, các can thiệp nên chú trọng đến nhóm nhóm phụ nữ mắc ung thư có trình độ học vấn mức THCS, lao động chân tay và đang ở giai đoạn sớm nhằm hỗ trợ họ giảm các nguy cơ rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe tinh thần sau điều trị ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen, Phuong-Mai & Nguyen Le Thanh, Nhan & Van, Duong & Tue, Pham & Thu, Nguyen & Phuong, Phung & Ho, Xuan. (2022). Quality of sleep and related factors among cancer patients in Hue Central Hospital. Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital. 71. 12 - 20
2. World Cancer Research Fund International (2020). Worldwide cancer data. Truy cập 10/06/2023 từ https://www.wcrf.org/cancer-trends/worldwide-cancer-data/
3. A M Berger. (2022). Update on the State of the Science: Sleep-Wake Disturbances in Adult Patients With Cancer.
4. Ancoli-Israel S, Moore PJ, Jones V. The relationship between fatigue and sleep in cancer patients: a review. Eur J Cancer Care (Engl) 2001;10:245-55.
5. Edmed, S.L., Huda, M.M., Smith, S.S. et al. Prevalence and predictors of sleep problems in women following a cancer diagnosis: results from the women’s wellness after cancer program. J Cancer Surviv (2023). https://doi.org/10.1007/s11764-023-01346-9
6. Chilcott L. A., Shapiro C. M. (1996). The Socioeconomic Impact of Insomnia. Pharmacoeconomics, 10(1), 1-14.
7. Buysse, D. J., Reynolds, C. F., Charles, F., Monk, T. H., Berman, S. R., & Kupfer, D. J. (1989). The Pittsburgh sleep quality index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry Research, 28 (2), 193–213
8. A Pai, B Sivanandh, and K Udupa. Quality of Sleep in Patients with Cancer: A Cross - sectional Observational Study. 2020;9-12
9. Gonzalez BD, et al. Prevalence, risk factors, and trajectories of sleep disturbance in a cohort of African-American breast cancer survivors. Support Care Cancer. 2021;29(5):2761–70.