GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH MÀNG PHỔI VÀ SINH THIẾT MÀNG PHỔI MÙ Ở BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH

Lê Thành Đạt 1,, Nguyễn Đình Thắng1, Lâm Hồ Gia Phúc 1, Trần Thái Thụ 1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm tế bào học dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính và tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01/2017 đến 07/2019. Kết quả: Xét nghiệm tế bào học dịch màng phổi có độ nhạy là 30,3% và đặc hiệu là 98.9%. Xét nghiệm lần 2 trở lên không có ý nghĩa thống kê trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính với p > 0,05. Xét nghiệm lần 2 ở bệnh nhân có tế bào học lần 1 ác tính có giá trị thống kê với p < 0,05. Xét nghiệm sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams có độ nhạy 21,7% và đặc hiệu là 100%. Xét nghiệm lần 2 trở lên không có ý nghĩa thống kê trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính với p > 0,05. Sự kết hợp tế bào học và sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams làm tăng khả năng chẩn đoán lên 57,4% và chẩn đoán xác định là 52,8%. Kết luận: Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams vẫn có giá trị trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính. Chỉ nên thực hiện một lần sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính. Chỉ nên thực hiện một lần tế bào học nếu kết quả tế bào học lành tính, nếu tế bào học lần đầu ác tính thì lập lại lần hai để chẩn đoán xác định. Nên phối hợp hai phương pháp xét nghiệm tế bào học dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prakash U. B, et al (1985). Comparison of needle biopsy with cytologic analysis for the evaluation of pleural effusion: analysis of 414 cases. Mayo Clin Proc, 60(3): p. 158-164.
2. Johnston W. W (1985). The malignant pleural effusion. A review of cytopathologic diagnoses of 584 specimens from 472 consecutive patients. Cancer, 56(4): p. 905-909.
3. Escudero Bueno C, et al (1990). Cytologic and bacteriologic analysis of fluid and pleural biopsy specimens with Cope's needle. Study of 414 patients. Arch Intern Med, 150(6): p. 1190-1194.
4. Lê Hồng Anh (2014). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hóa mô miễn dịch của tràn dịch màng phổi ác tính. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
5. Quang Văn Trí (2008). Giá trị của một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy trong chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng phổi do lao và ung thư. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
6. Garcia L. W, et al (1994). The value of multiple fluid specimens in the cytological diagnosis of malignancy. Mod Pathol, 7(6): p. 665-668.
7. Ngô Thanh Bình (2007). Vai trò của sinh thiết màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Tuyết Nhi (2010). Giá trị của sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.