ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN THUỘC CHI PROTEUS PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Văn An 1,, Lê Hạ Long Hải 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thuộc chi Proteus phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn thuộc chi Proteus phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2021. Kết quả: Trong tổng số 99 chủng vi khuẩn Proteus gây bệnh phân lập trong thời gian nghiên cứu, loài Proteus mirabilis chiểm tỉ lệ lớn nhất, 66,7%. Tỉ kệ phân lập được Proteus ở người bệnh ≥ 60 tuổi là 62,6%, tỉ lệ này cao nhất trong số các nhóm tuổi nghiên cứu. Tỉ lệ Proteus gây bệnh ở nữ giới (67,7%) cao gấp hơn hai lần nam giới (32,3%). Tỉ lệ phân lập được Proteus trong bệnh phẩm hô hấp (26,3%), dịch vết thương (24,2%) và máu (23,2%) cao nhất so với các bệnh phẩm khác. Tỉ lệ Proteus phân lập được ở Trung tâm Hồi sức cấp cứu (35,4%) cao nhất so với các khoa khác trong bệnh viện. Proteus có tỉ lệ kháng cao nhất với Ampicillin (92,4%), Trimethoprim/ Sulfamethoxazole (87,3%), Ciprofloxacin (73,8%). Ngược lại, Proteus có tỉ lệ kháng thấp nhất với Amikacin (7,1%), Ertapenem (9,7%), Meropenem (10,2%). Kết luận: P. mirabilis là loài vi khuẩn phổ biến nhất trong chi Proteus gây bệnh tại Bệnh viện Quân y 103 (2014-2021). Proteus phân lập được chủ yếu ở Trung tâm Hồi sức cấp cứu, người bệnh ≥ 60 tuổi, bệnh phẩm dịch hô hấp. Proteus kháng nhiều nhất với Ampicillin Trimethoprim/Sulfamethoxazole, Ciprofloxacin; kháng ít nhất với Amikacin, Ertapenem, Meropenem.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. M. Jacobsen, et al., Complicated catheter-associated urinary tract infections due to Escherichia coli and Proteus mirabilis. Clin Microbiol Rev,(2008). 21(1), 26-59.
2. M. F. Lin, et al., Antimicrobial Susceptibility and Molecular Epidemiology of Proteus mirabilis Isolates from Three Hospitals in Northern Taiwan. Microb Drug Resist,(2019). 25(9), 1338-1346.
3. C. M. O'Hara, F. W. Brenner, and J. M. Miller, Classification, identification, and clinical significance of Proteus, Providencia, and Morganella. Clin Microbiol Rev,(2000).13(4), 534-46.
4. Nikita Sharma Nita Pal*, Rajni Sharma, Saroj Hooja, and Rakesh K Maheshwari, Prevalence of Multidrug (MDR) and Extensively Drug Resistant (XDR) Proteus species in a tertiary care hospital, India. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences,(2014). 3.
5. Clinical Microbiology Procedures Handbook. 2016.
6. Clinical Lab Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing (M100). 33 ed. 2023: Clinical Lab Standards Institute.
7. H. H. Kumburu, et al., Patterns of infections, aetiological agents and antimicrobial resistance at a tertiary care hospital in northern Tanzania. Trop Med Int Health,(2017). 22(4), 454-464.
8. M. Caubey and M. S. Suchitra, Occurrence of TEM, SHV and CTX-M beta Lactamases in Clinical Isolates of Proteus Species in a Tertiary Care Center. Infect Disord Drug Targets, (2018). 18(1), 68-71.