MỐI LIÊN QUAN GIỮA GÁNH NẶNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH PARKINSON CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

Trần Viết Lực 1,2,, Nguyễn Ngọc Tâm 1,2, Nguyễn Thị Thu Hương 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa gánh nặng của người chăm sóc và một số đặc điểm của người bệnh Parkinson có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 người bệnh Parkinson có THA và 50 người chăm sóc cho người bệnh Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, gánh nặng chăm sóc được đánh giá bằng Thang điểm gánh nặng Zarit (ZBI - Zarit Burden Interview) gồm 6 lĩnh vực. Kết quả: Tổng điểm ZBI của người chăm sóc cho người bệnh Parkinson có THA độ II (29,4±15,9) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người chăm sóc cho người bệnh Parkinson có THA độ I (18,9±10,0). Các lĩnh vực gánh nặng thể chất, tinh thần, xã hội, tự phê bình bản thân có điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm người chăm sóc THA độ 2 so với nhóm THA độ 1. Điểm trung bình lĩnh vực gánh nặng tinh thần và tài chính cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm người chăm sóc cho người bệnh có thời gian mắc THA ≥ 5 năm (p<0,05). Chỉ số phụ thuộc hoạt động hàng ngày (chỉ số Barthel) càng giảm thì  điểm trung bình của tất cả các lĩnh vực của gánh nặng chăm sóc càng tăng. Các triệu chứng tâm thần hành vi của người bệnh có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực gánh nặng chăm sóc, đặc biệt có mối tương quan chặt chẽ với gánh nặng tinh thần của người chăm sóc. Kết luận: Gánh nặng của người chăm sóc người bệnh Parkinson có THA có liên quan với nhiều yếu tố như phân độ THA, thời gian THA, mức độ phụ thuộc về hoạt động sinh hoạt hàng ngày và triệu chứng tâm thần hành vi của người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Papastavrou E, Kalokerinou A, Papacostas SS, Tsangari H, Sourtzi P. Caring for a relative with dementia: family caregiver burden. J Adv Nurs. 2007;58(5):446-457. doi:10.1111/j.1365-2648.2007.04250.x
2. Martínez-Martín P, Forjaz MJ, Frades-Payo B, et al. Caregiver burden in Parkinson’s disease. Mov Disord Off J Mov Disord Soc. 2007;22(7):924-931; quiz 1060. doi:10.1002/mds.21355
3. Mosley PE, Moodie R, Dissanayaka N. Caregiver Burden in Parkinson Disease: A Critical Review of Recent Literature. J Geriatr Psychiatry Neurol. 2017;30(5):235-252. doi: 10.1177/0891988717720302
4. Leiknes, I., Lien, U. and Severinsson, E. (2015) The Relationship among Caregiver Burden, Demographic Variables, and the Clinical Characteristics of Patients with Parkinson’s Disease—A Systematic Review of Studies Using Various Caregiver Burden Instruments. Open Journal of Nursing, 5, 855-877. doi: 10.4236/ojn.2015.510091.
5. Tarakad A, Jankovic J. Diagnosis and Management of Parkinson’s Disease. Semin Neurol. 2017;37(02):118-126. doi:10.1055/s-0037-1601888
6. Unger T, Borghi C, Charchar F, et al. 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. Hypertension. 2020;75(6):1334-1357. doi:10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.15026
7. Hagell P, Alvariza A, Westergren A, Årestedt K. Assessment of Burden Among Family Caregivers of People With Parkinson’s Disease Using the Zarit Burden Interview. J Pain Symptom Manage. 2017;53(2):272-278. doi:10.1016/j.jpainsymman.2016.09.007
8. Zhong M, Peppard R, Velakoulis D, Evans AH. The relationship between specific cognitive defects and burden of care in Parkinson’s disease. Int Psychogeriatr. 2016;28(2):275-281. doi: 10.1017/S10416 102 15001593
9. Genç F, Yuksel B, Tokuc FEU. Caregiver Burden and Quality of Life in Early and Late Stages of Idiopathic Parkinson’s Disease. Psychiatry Investig. 2019;16(4):285-291. doi: 10.30773/pi.2019.02.20