THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ SUY TIM Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI MẮC BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2023

Đỗ Thị Hiến 1,, Nguyễn Quý Quyền 1, Nguyễn Hải Dần 1, Nguyễn Ngọc Quân 1, Nguyễn Thanh Hải 1, Nguyễn Thanh Hải 1, Đỗ Thị Trang 1, Lê Thanh Hà 1, Mai Thi Mai Anh 1, Hoàng Thị Loan 1, Nguyễn Thúy Lệ 1, Nguyễn Hương Lan 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức suy tim ở người bệnh cao tuổi mắc bệnh suy tim tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 2023. Đối tương và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi Heart Failure Knowledge Scale (HFKS), thực hiện tại khoa Nội Tim Mạch ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023. Kết quả: Tổng cộng có 161 bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 69,5 ± 11,9 tuổi, hầu hết là nam giới (68,9%). Hơn nửa số người tham gia đã bị suy tim 1-5 năm (66,4%), được xác định là NYHA loại II và III chiếm 80,2%, tỷ lệ tái nhập viện từ 1-3 lần chiếm 94,5%. Hầu hết kiến thức của đối tượng tham gia được đánh giá ở mức đạt (83,2%). Chỉ có một số ít là không đạt (16,8%). Điểm trung bình là 9,8 ± 3,3 điểm. Kết luận: Mặc dù hầu hết đối tượng có kiến thức ở mức đạt nhưng phần lớn không nắm chắc hoặc không biết về các khuyến nghị liên quan đến việc hạn chế chất lỏng và kiểm soát triệu chứng. Giáo dục cho bệnh nhân suy tim (HF) là một việc làm cần thiết và quan trọng, tuy nhiên cũng nhiều thử thách và phức tạp. Các triệu chứng về suy tim phải được bệnh nhân nhận biết và diễn giải chính xác để có hướng hành động thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Writing Group Members, Mozaffarian D, Benjamin EJ, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2016;133(4):e38-360. doi:10.1161/CIR.0000000000000350
2. Kennedy BM, Jaligam V, Conish BK, Johnson WD, Melancon B, Katzmarzyk PT. Exploring Patient, Caregiver, and Healthcare Provider Perceptions of Caring for Patients With Heart Failure: What Are the Implications? Ochsner J. 2017;17(1):93-102.
3. Fang J, Mensah GA, Croft JB, Keenan NL. Heart failure-related hospitalization in the U.S., 1979 to 2004. J Am Coll Cardiol. 2008;52(6):428-434. doi:10.1016/j.jacc.2008.03.061
4. Lippi G, Sanchis-Gomar F. Global epidemiology and future trends of heart failure. AME Medical Journal. 2020;5(0). doi:10.21037/amj.2020.03.03
5. Ghali JK, Kadakia S, Cooper R, Ferlinz J. Precipitating factors leading to decompensation of heart failure. Traits among urban blacks. Arch Intern Med. 1988;148(9):2013-2016.
6. Tsuyuki RT, McKelvie RS, Arnold JM, et al. Acute precipitants of congestive heart failure exacerbations. Arch Intern Med. 2001;161(19):2337-2342. doi:10.1001/archinte.161.19.2337
7. KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ BỆNH SUY TIM Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN E, HÀ NỘI NĂM 2021. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/2290/2098. Accessed June 20, 2023.
8. Zeng W, Chia S, Chan Y, Tan S, Low JH, Meng Kum F. Factors impacting heart failure patients knowledge of heart disease and self-care management. Proceedings of Singapore Healthcare. 2016;26. doi:10.1177/2010105816664537
9. Kato N, Kinugawa K, Nakayama E, et al. Development and psychometric properties of the Japanese heart failure knowledge scale. Int Heart J. 2013;54(4):228-233. doi:10.1536/ihj.54.228