ĐẶC ĐIỂM GIẢM CHÚ Ý Ở NGƯỜI BỆNH VỊ THÀNH NIÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự chú ý chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, trong đó chắc chắn có những rối loạn tâm thần. Có những rối loạn là nguyên nhân của suy giảm sự chú ý, có những rối loạn thì sự suy giảm sự chú ý lại là hậu quả, hoặc là triệu chứng của bệnh. Suy giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội thông qua những vai trò của nó. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng giảm chú ý ở người bệnh vị thành niên điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 271 người bệnh điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Trẻ nam và nữ mắc các rối loạn tâm thần là tương đương nhau (49,1% và 50,9%), phần lớn trong độ tuổi từ 14-16 tuổi, nơi sinh sống chủ yếu là nông thôn (50,9%), đa số người bệnh có stress trong cuộc sống (55,7%). Hầu hết người bệnh có giảm chú ý (50,2%) với thời gian hầu hết cả ngày (64,0%). Trong đó các thuộc tính của chú ý đều bị ảnh hưởng là chú ý tập trung, phân phối và di chuyển. Kết luận: giảm chú ý là đặc điểm lâm sàng thường gặp ở trẻ vị thanh niên mắc các rối loạn tâm thần và hầu hết các thuộc tính của chú ý đều bị ảnh hưởng gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vị thành niên, chú ý, rối loạn tâm thần
Tài liệu tham khảo
2. Andrade BF, Brodeur DA, Waschbusch DA, Stewart SH, McGee R. Selective and Sustained Attention as Predictors of Social Problems in Children With Typical and Disordered Attention Abilities. J Atten Disord. 2009;12(4):341-352. doi:10.1177/1087054708320440
3. UNICEF, ed. On My Mind: Promoting, Protecting and Caring for Children’s Mental Health. UNICEF; 2021.
4. VNAMHS-Report_Vie_15-Feb-2023.pdf. Accessed July 15, 2023. https://qcmhr.org/wp-content/uploads/2023/02/VNAMHS-Report_Vie_15-Feb-2023.pdf