ĐÁNH GIÁ HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG THEO THANG ĐIỂM SEGA Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI BỊ ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG

Lương Thị Thanh 1,, Trần Viết Lực 2,3, Phạm Thắng 3,4
1 Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
4 Hội Lão Khoa Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng của hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi bị đột quỵ nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 197 bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp, nhập viện trong vòng 72 giờ từ khi khởi phát triệu chứng, điều trị tại bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. Tình trạng HCDBTT được đánh giá bằng thang điểm SEGA. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 77,9±9,0, nữ giới chiếm 53,6% và chủ yếu tới từ nông thôn (74,6%). Dưa theo thang điểm SEGA, tỉ lệ bệnh nhân có HCDBTT là 86,3% (28,9% có HCDBTT nhẹ và 57,4% có HCDBTT nặng). Chưa phát hiện mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa HCDBTT với phương pháp điều trị. Giới nữ, tuổi cao, BMI thấp, nhiều bệnh lý nền, mức độ đột quỵ nặng hơn (điểm NIHSS cao hơn) và thời gian nằm viện dài hơn liên quan có ý nghĩa với tình trạng HCDBTT nặng hơn. Kết luận: Tỉ lệ HCDBTT ở bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ nhồi máu não cấp tại bệnh viện đa khoa Bắc Giang là tương đối cao. HCDBTT liên quan tới tuổi, giới, BMI, bệnh đồng mắc, mức độ đột quỵ và thời gian nằm viện dài. Tầm soát sớm và có những biện pháp điều trị/chăm sóc kịp thời với những bệnh nhân mắc HCDBTT là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Katan M, Luft A. Global Burden of Stroke. Semin Neurol. Apr 2018;38(2):208-211. doi:10.1055/s-0038-1649503
2. Hassan EB, Phu S, Warburton E, Humaith N, Wijeratne T. Frailty in Stroke—A Narrated Review. Life. 2021;11(9):891.
3. Evans NR, Wall J, To B, Wallis SJ, Romero-Ortuno R, Warburton EA. Clinical frailty independently predicts early mortality after ischaemic stroke. Age Ageing. Jul 1 2020;49(4):588-591. doi:10.1093/ageing/afaa004
4. Hsieh C-Y, Chen C-H, Li C-Y, Lai M-L. Validating the diagnosis of acute ischemic stroke in a National Health Insurance claims database. Journal of the Formosan Medical Association. 2015/03/01/ 2015;114(3):254-259. doi:https:// doi.org/10.1016/j.jfma.2013.09.009
5. Wæhler IS, Saltvedt I, Lydersen S, et al. Association between in-hospital frailty and health-related quality of life after stroke: the Nor-COAST study. BMC Neurol. Mar 4 2021;21(1):100. doi:10.1186/s12883-021-02128-5
6. Zhang Q, Gao X, Huang J, Xie Q, Zhang Y. Association of pre-stroke frailty and health-related factors with post-stroke functional independence among community-dwelling Chinese older adults. J Stroke Cerebrovasc Dis. Jun 2023;32(6):107130. doi:10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2023.107130
7. Zhang XM, Jiao J, Xu T, Wu XJ. The association between frailty of older stroke patients during hospitalization and one-year all-cause mortality: A multicenter survey in China. Int J Nurs Sci. Apr 2022;9(2):162-168. doi:10.1016/ j.ijnss.2022.02.001
8. O’Caoimh R, Sezgin D, O’Donovan MR, et al. Prevalence of frailty in 62 countries across the world: a systematic review and meta-analysis of population-level studies. Age and Ageing. 2020; 50(1):96-104. doi:10.1093/ageing/afaa219
9. Zhang X, Dou Q, Zhang W, et al. Frailty as a Predictor of All-Cause Mortality Among Older Nursing Home Residents: A Systematic Review and Meta-analysis. J Am Med Dir Assoc. Jun 2019;20(6):657-663.e4. doi:10.1016/j.jamda.2018.11.018
10. Ertel KA, Glymour MM, Glass TA, Berkman LF. Frailty modifies effectiveness of psychosocial intervention in recovery from stroke. Clin Rehabil. Jun 2007; 21(6):511-22. doi:10.1177/ 0269215507078312