THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thành Trung 1,, Vũ Ngọc Hà 1, Lê Hoàng 1, Phạm Quang Hải 2, Hoàng Lưu Sa2, Mạc Đăng Tuấn 1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế và xác định một số yếu tố liên quan của các cán bộ y tế tại các trạm y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng là tất cả các cán bộ y tế hiện đang làm việc tại 12 trạm y tế xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Kết quả: Có 88,2% cán bộ y tế đã được tập huấn ít nhất 1 lần về quản lý chất thải rắn y tế; 84,3% đã từng nghe về Quyết định 43/2007/QĐ-BYT hoặc Quyết định 58/2015/QĐ-BYT về các quy định quản lý chất thải rắn y tế. Tỷ lệ cán bộ y tế đạt kiến thức chung chiếm 75,5%. Trong đó xét riêng từng khâu trong quy trình, kiến thức về thu gom đạt tỷ lệ gần như tuyệt đối (95,1%), theo sau là kiến thức về phân loại (92,2%), kiến thức cơ bản (66,7%), kiến thức xử lý tiêu hủy (58,8%), kiến thức về vận chuyển, lưu giữ đạt tỷ lệ thấp nhất (31,4%). Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế bao gồm tập huấn, chuyên môn nghiệp vụ và giới tính. Kết quả phân tích đa biến chỉ ra yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê là giới tính và chức danh chuyên môn, cụ thể nhóm cán bộ y tế nữ có kiến thức đúng bằng 0,09 lần so với nhóm nam (p<0,05) và nhóm điều dưỡng, kỹ thuật viên, cử nhân YTCC và hộ sinh có kiến thức đúng bằng 4,88 lần so với nhóm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ (p<0,05). Kết luận: Một tỷ lệ lớn cán bộ y tế tại các trạm y tế xã có hiểu biết chung về quản lý chất thải rắn y tế, song kiến thức về vận chuyển, lưu giữ vẫn còn đạt tỷ lệ thấp, cần tăng cường công tác tập huấn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia 2017, Chất thải rắn.,” 2017.
2. Sở Y tế Hà Nội, “Hội nghị giao ban công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường,” 2018.
3. Đinh Quốc Tuấn, “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của cán bộ trạm y tế trên địa bàn Thành phố Việt Trì năm 2011,” Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 2013.
4. Vũ Quốc Hải, “Thực trạng quản lý chất thải y tế, kiến thức về quản lý chất thải y tế của nhân viên trạm y tế xã tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2004,” Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, 2005.
5. Nguyễn Hữu Hùng, “Xử lý chất thải y tế vẫn là gánh nặng cho ngân sách bệnh viện,” Tại: http://vihema.gov.vn/xu-ly-chat-thai-y-te-van-la-ganh-nang-cho-ngan-sach-benh-vien.html (truy cập ngày)., 2015.
6. Lê Thị Hoàn, Lê Vũ Thuý Hương, Chu Văn Thăng, “KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BA BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI NĂM 2018,” Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
7. Tô Thị Liên, “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số trạm y tế xã, phường thuộc 8 tỉnh Việt Nam năm 2015,” 2015.
8. Đặng Thị Thu Ngà, “Thực trạng và kiến thức, thực hành Của nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại tuyến xã huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình,” 2017.
9. Nguyễn Thị Hoài, “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội năm 2014, Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng,” 2014.
10. Nguyễn Bá Tòng, “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc huyện Châu Thành, Đồng Tháp năm 2015, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng,” 2015.