KHÓ KHĂN CỦA BÁC SĨ TRONG QUÁ TRÌNH KHÁM VÀ QUẢN LÍ BỆNH NHÂN HEN VÀ NHU CẦU TRONG VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN TỰ KIỂM SOÁT HEN

Nguyễn Ngọc Nhật Thanh 1, Ngô Thị Kim Hiếu 1, Nguyễn Thị Tường Vy 1, Lê Thủy Lợi 1, Phạm Lê An 1, Đỗ Thị Hoài Thương1, Nguyễn Minh Quốc 1, Nguyễn Văn Vinh 1, Vũ Nguyễn Minh Huy2, Cù Đỗ Thanh Nhân 2, Châu Thành Đạt 2, Nguyễn Đào Thiên Ân 1, Trần Ngọc Đăng 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu khó khăn của bác sĩ (BS) trong qua trình khám và quản lí  bệnh nhân (BN) hen và nhu cầu sử dụng ứng dụng giúp đỡ áp dụng phương pháp Phỏng vấn sâu và Thảo luận nhóm dựa trên bộ câu hỏi bán cấu trúc vào tháng 4 năm 2023 tại Phòng khám Hen-COPD, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả cho thấy các khó khăn trong quá trình khám và quản lí BN hen chủ yếu từ việc BN không nhớ tần suất triệu chứng trong tháng, không tuân thủ điều trị, cách dùng thuốc không đúng cách và khó liên lạc hoặc theo dõi quá trình BN tự kiểm soát hen tại nhà mặc dù các BS đã hướng dẫn BN tự kiểm soát hen cũng như ảnh hưởng môi trường sống xung quanh đến cơn hen cấp và cách xử trí cơn hen cấp. BS cho rằng việc xây dựng một ứng dụng giúp BS theo dõi và quản lí BN, cũng như giúp BN kiểm soát hen tại nhà tốt hơn là thực sự cần thiết. Các chức năng được đề xuất bao gồm “cảnh báo cơn hen cấp”, “cảnh báo môi trường”, “nhắc nhở dùng thuốc”, “thông tin bệnh nhân” và cần có chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của BN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Asthma 2023 [Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/asthma.
2. Katwa U, et al. Asthma Management in the Era of Smart-Medicine: Devices, Gadgets, Apps and Telemedicine. The Indian Journal of Pediatrics. 2018;85(9):757-62.
3. Bousquet J, et al. Treatment of allergic rhinitis using mobile technology with real-world data: The MASK observational pilot study. Allergy. 2018;73(9):1763-74.
4. Lai CK, et al. Asthma control in the Asia-Pacific region: the Asthma Insights and Reality in Asia-Pacific Study. J Allergy Clin Immunol. 2003; 111(2):263-8.
5. Nguyen VN, et al. Knowledge on self-management and levels of asthma control among adult patients in Ho Chi Minh City, Vietnam. International journal of general medicine. 2018:81-9.
6. Xiao Q, et al. Effectiveness of mHealth Interventions for Asthma Self-Management: A Systematic Review and Meta-Analysis. Stud Health Technol Inform. 2018;250:144-5.
7. Miles C, et al. Barriers and facilitators of effective self-management in asthma: systematic review and thematic synthesis of patient and healthcare professional views. npj Primary Care Respiratory Medicine. 2017;27(1):57.
8. Parikh K, et al. Barriers and Facilitators to Asthma Care After Hospitalization as Reported by Caregivers, Health Providers, and School Nurses. Hosp Pediatr. 2018;8(11):706-17.