BIỂU HIỆN HÓA MÔ MIỄN DỊCH CỦA Ki67 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ỐNG CỦA TỤY

Ngô Thị Tuyết Hạnh 1, Phạm Quang Thông 2,, Trần Thị Thanh Trâm 2, Hoàng Thị Bích Nhàn3, Nguyễn Bùi Ngọc Diệp 2, Hoàng Văn Thịnh 2
1 Đại Học Y Dược TP.HCM.
2 Bệnh viện Chợ Rẫy.
3 Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Kiên Giang.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát biểu hiện hóa mô miễn dịch của dấu ấn Ki67 trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến ống của tụy và phân tích thời gian sống theo chỉ số Ki67 trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến ống của tụy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 102 trường hợp ung thư biểu mô tuyến ống của tụy được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2022. Kết quả: Chỉ số Ki67 trung bình là 17,2±1,4%. Chỉ số Ki67 ở nhóm có hoại tử u và không có hoại tử u lần lượt 20,5% và 13,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Chỉ số Ki67 ở độ biệt hóa rõ, vừa và kém lần lượt là 10,7%, 17,0% và 19,7%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,022). Chỉ số Ki67 ở độ mô học 1, 2 và 3 lần lượt là 6,3%, 17,4% và 19,3%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Thời gian sống trung bình ở nhóm có chỉ số Ki67 <10% và ≥10% lần lượt là 24,7 tháng và 23,5 tháng; sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,614). Kết luận: Những bệnh nhân có đặc điểm hoại tử u, độ biệt hóa vừa và kém, và độ mô học 2 và 3 có tỉ lệ bắt màu Ki67 cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không hoại tử u, độ biệt hóa rõ và độ mô học 1. Chỉ số Ki67 chưa cho thấy đây là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến ống của tụy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3): 209-249.
2. Gill AJ, Klimstra DS, Lam AK, Washington MK. Tumours of the pancreas The WHO Classification of Tumours Editorial Board, eds. WHO Classification of Tumours – Digestive System Tumours. 5th edition. International Agency for Research on Cancer; 2019: 295-372.
3. Yamamoto S, Tomita Y, Hoshida Y, et al. Prognostic significance of activated Akt expression in pancreatic ductal adenocarcinoma. Clinical cancer research. 2004; 10(8):2846-2850.
4. Pergolini I, Crippa S, Pagnanelli M, et al. Prognostic impact of Ki-67 proliferative index in resectable pancreatic ductal adenocarcinoma. BJS Open. 2019; 3(5): 646-655.
5. Goitia-Duran MB, Linhares MM, Neto RA, et al. Expression of p53, p16 and Ki67 proteins in ductal adenocarcinoma of the pancreatic head and their relation with survivial and cell differentiation. Einstein (Sao Paulo). 2010; 8(4): 444-448.
6. Stanton KJ, Sidner RA, Miller GA, et al. Analysis of Ki-67 antigen expression, DNA proliferative fraction, and survival in resected cancer of the pancreas. Am J Surg. 2003;186(5):486-92.
7. Lebe B, Sagol O, Ulukus C, et al. The importance of cyclin D1 and Ki67 expression on the biological behavior of pancreatic adenocarcinomas. Pathology, research and practice. 2004; 200(5): 389-396.
8. Kim H, Park CY, Lee JH, et al. Ki-67 and p53 expression as a predictive marker for early postoperative recurrence in pancreatic head cancer. Annals of surgical treatment and research. 2015; 88(4): 200-207.
9. Myoteri D, Dellaportas D, Lykoudis PM, et al. Prognostic evaluation of Vimentin expression in correlation with Ki67 and CD44 in surgically resected pancreatic ductal adenocarcinoma. Gastroenterology research and practice. 2017: 9207616.
10. Luttges J, Schemm S, Vogel I, Hedderich J, Kremer B, Klöppel G. The grade of pancreatic ductal carcinoma is an independent prognostic factor and is superior to the immunohistochemical assessment of proliferation. J Pathol. 2000;191(2):154-161.