CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến biến đổi huyết áp trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 119 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An. Kết quả: Qua nghiên cứu 714 ca lọc ở 119 bệnh nhân cho thấy: (1) 20,2% ca lọc máu có tăng huyết áp và 15,8% ca lọc có hạ huyết áp; (2) Nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi, tỷ lệ hạ huyết áp là 57,5% và tỷ lệ tăng huyết áp là 57,3% cao hơn nhóm bệnh nhân < 50tuổi; nhóm bệnh nhân tăng trên 3 kg giữa 2 lần lọc máu có tỷ lệ hạ huyết áp cao nhất là 53,9%; nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo tốc độ siêu lọc > 750ml/h, có nồng độ ure, creatinin máu cao, albumin máu thấp có nguy cơ bị hạ huyết áp trong khi lọc máu cao hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Sự biến đổi huyết áp trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ có liên quan đến các yếu tố: tuổi > 50, trọng lượng cơ thể tăng trên 3 kg giữa 2 lần lọc máu, tốc độ siêu lọc, nồng độ ure, creatinin máu cao và nồng độ albumin máu thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biến đổi huyết áp, chạy thận nhân tạo chu kỳ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Ngọc (2015), Khảo sát tình trạng tăng huyết áp trong ca lọc máu ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Đỗ Văn Tùng (2010), Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện trung ương đa khoa Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y khoa Thái Nguyên.
4. Bernadette Thomas, Sarah Wulf, Boris Bikbov et at (2015), Maintenance Dialysis throughout the World in Years 1990 and 2010, J Am Soc Nephrol; 26(11): 2621–2633.
5. Inrig J.K, U. D. Patel, R. D. Toto, et al (2009), Association of blood pressure increases during hemodialysis with 2-year mortality in incident hemodialysis patients: a secondary analysis of the Dialysis Morbidity and Mortality Wave 2 Study, Am J Kidney Dis, 54(5), 881-890.
6. Kooman JK. et al. (2007), “ EBPG guideline on haemodynamic instability”,NephrologyDialysis Transplantation, vol. 22, pp. 22-44.
7. Knoll G. et al. (2004), “ A Randomized, Controlled Trial of Albumin versus Saline for the treatment of Intradialytic Hypotension”, Journal of American Society Nephrology, vol. 15, pp. 487- 492.
8. Rosario Cianci, Silvia Lai, Laura Fuiano et al, (2009), Hypertension in Hemodialysis. An Overview on Physiopathology and Therapeutic Approach in Adults and Children, The Open Urology & Nephrology Journal; 2, 11-19.