THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH VỀ BỮA ĂN BÁN TRÚ TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Văn Tuấn Lê 1, Văn Tuấn Lê 1, Thị Thanh Thủy Hoàng 2, Thị Hải Vân Hoàng 3,, Ngọc Toàn Phạm 4, Lê Lan Hoàng 5, Thị Thu Trang Trần 4
1 Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Bệnh viện 09, Sở Y tế Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Nhi Trung ương
5 Trường Trung học Phổ thông chuyên khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Dịch vụ ăn bán trú tại trường tiểu học đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, phát triển thể lực, tầm vóc và nâng cao sức khỏe của học sinh. Nghiên cứu nhằm đánh giá thái độ của học sinh về bữa ăn bán trú tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp:Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 996 học sinh từ tháng 10/2019 – 5/2020, tại 09 trường tiểu học của Thành phố Hà Nội. Kết quả:Tỉ lệ học sinh thích/rất thích bữa ăn nội trú lần lượt là 30% và 38%, có sự khác biệt giữa học sinh 3 khu vực (p<0,05). “Đồ ăn đa dạng, có nhiều món ngon” và “hợp khẩu vị” là lí do chính các em thích bữa ăn nội trú. Với những học sinh không thích ăn tại trường, lý do “không hợp khẩu vị” chiếm tỉ lệ cao trong cả 3 nhóm học sinh, và cao nhất trong 2 nhóm học sinh Trung tâm và Ngoại thành. Đối với học sinh Nông thôn, “đồ ăn không ngon” và “thiếu thân thiện của các cô nhân viên nhà bếp” là những lý do đáng được chú ý. Kết luận: Để phát huy được giá trị của bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học và kích thích sự hứng thú trong học sinh, không chỉ đa dạng thực đơn, đảm bảo vệ sinh an toàn và dinh dưỡng, việcđào tạo nhân viên nhà bếp của trường, xây dựng môi trường thân thiện cho các em, tạo môi trường ăn uống có mang tính sư phạm – giáo dục cao cũng cần được chú trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee JS, Hong HJ, và Kwak TK (1998). Development of the Computer-Assisted HACCP System Program and Developing HACCP-Based Evaluation Tools of Sanitation for Institutional Foodservice Operations. Korean J Community Nutr, 3(4), 655-667.
2. Thủ tướng Chính phủ (2019). Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019. .
3. Thủ tướng Chính phủ (2011). Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011.
4. Hu M., Yanqiu D., Sha L. và cộng sự. (2013). Food Services and Student Life: A Business Anthropological Case Study. Transforming Ethnography: User Experience Methods and Practices, 33–60.
5. Tian R., Trotter D.L., Zhang L. và cộng sự. (2014). The Importance of Foodservice in Higher Education: A Business Anthropological Case Study in China. The Anthropologist, 18, 65–79.
6. Korean Ministry of Education (2016). The 2015 status of school foodservice. , accessed: 20/03/2021.
7. Lee K.-E. (2019). Students’ dietary habits, food service satisfaction, and attitude toward school meals enhance meal consumption in school food service. Nutr Res Pract, 13(6), 555–563.
8. Le D.S.N.T. (2012). School meal program in Ho Chi Minh city, Vietnam: reality and future plan. Asia Pac J Clin Nutr, 21(1), 139–143.