KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

Vũ Đức Tùng1, Lô Quang Nhật2,
1 Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 80 bệnh nhân VPMRT được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn, Phú Thọ từ 01/6/2021 đến 31/5/2023. Phương pháp nghiên cứu mô tả. Kết quả: Tuổi trung bình 44,90 ± 16,13 (16 – 76 tuổi). Nữ giới 57,5%. Tỷ lệ chuyển mổ mở 5,0%, tai biến trong mổ tràn khí dưới da 2,5%. Biến chứng sau mổ 2,5% (ổ dịch tồn dư tại hố chậu phải), không có trường hợp tử vong. Thời gian phẫu thuật trung bình: 64,75 ± 10,82 phút. Thời gian có trung tiện trở lại sau phẫu thuật trung bình 47,78 ± 6,78 giờ. Thời gian hậu phẫu trung bình 7,03 ± 1,13 ngày. Đánh giá kết quả chung điều trị, tốt 92,5%, trung bình 7,5%, xấu 0%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn là an toàn, hiệu quả, khả thi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Vũ Quang (2014), "Nghiên cứu kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Bệnh viên Quân y 103", Tạp chi Y - Dược học quân sự. 8, pp. 149 - 152.
2. Lý Văn Chuyên (2021), Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở người lớn tại trung tâm y tế huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
3. Trần Hưng Đạo (2022), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía bắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
4. Trần Hữu Vinh (2014), "Nhận xét kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch mai ", 2. 905, pp. 70-73.
5. Carlos Augusto Gomes, Massimo Sartelli, Mauro Podda et al. (2020), "Laparoscopic versus open approach for diffuse peritonitis from appendicitis ethiology: a subgroup analysis from the Physiological parameters for Prognosis in Abdominal Sepsis (PIPAS) study", Updates in Surgery. 72, pp. 185-191.
6. Gaik S Quah, Guy D Eslick, Michael R Cox (2019), "Laparoscopic appendicectomy is superior to open surgery for complicated appendicitis", Surgical endoscopy. 33, pp. 2072-2082.
7. GB Ivakhov, AV Sazhin, IV Ermakov et al. (2020), "Laparoscopic surgery for advanced appendicular peritonitis", Khirurgiia(5), pp. 20-26.
8. Ma-Lee Ko (2010), "Pneumopericardium and severe subcutaneous emphysema after laparoscopic surgery", Journal of minimally invasive gynecology. 17 (4), pp. 531-533.
9. Olanrewaju Samuel Balogun, Adedapo Osinowo, Michael Afolayan et al. (2019), "Acute perforated appendicitis in adults: Management and complications in Lagos, Nigeria", Annals of African medicine. 18 (1), pp. 36.